Để có một đánh giá chung về khả năng bảo hộ của nhãn hiệu tại Việt Nam, người nộp đơn trước khi chính thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thường sẽ thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu để biết được khả năng bảo hộ, tránh lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc mà nhận được kết quả không như mong muốn. Việc tra cứu này thường sẽ được người nộp đơn ủy quyền cho một công ty luật uy tín thực hiện.

Tra cứu nhãn hiệu tuy không phải thủ tục bắt buộc nhưng hoàn toàn được khuyến nghị bởi các công ty luật sở hữu trí tuệ hàng đầu.

Chỉ mất một khoản phí không đáng kể mà người nộp đơn hoàn toàn có thể tránh được việc mất một khoản phí lớn, cũng như thời gian, công sức nếu như nhãn hiệu bị trùng, cấm dẫn đến việc đăng ký thất bại.

Tra cứu nhãn hiệu tại Việt Nam được phân loại thành 2 kiểu tra cứu: Tra cứu cơ bản và tra cứu chuyên sâu.

Tra cứu cơ bản sẽ có thể được người nộp đơn tự mình thực hiện hoặc thông qua một công ty luật. Tuy nhiên, tra cứu chuyên sâu chỉ có thể được công ty luật thực hiện.

Hướng dẫn về tra cứu nhãn hiệu tại Việt Nam

Để tiến hành tra cứu cơ bản nhãn hiệu tại VIệt Nam, người nộp đơn có thể tiến hành tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục SHTT Việt Nam.

Người nộp đơn tiến hành truy cập vào địa chỉ tra cứu nhãn hiệu: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php. Sau đó, nhập các thông tin sau:

  • Nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu vào ô nhãn hiệu tìm kiếm hoặc/và nhập thông tin phân loại hình vào ô phân loại hình.
  • Nhập thông tin nhóm sản phẩm/ dịch vụ vào ô nhóm sản phẩm/ dịch vụ và thông tin về tên sản phẩm/ dịch vụ.
  • Sau khi đã nhập đầy đủ các thông tin trên thì click vào nút tìm kiếm.

Kết quả sẽ được trả về để người nộp đơn tham khảo và đánh giá xem nhãn hiệu mình tra cứu có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác hay không. Tuy nhiên, khi không có kinh nghiệm cũng như kiến thức nhất định về việc tra cứu thì sẽ khó để mà người nộp đơn có thể tự mình đánh giá khả năng bảo hộ với dữ liệu được cung cấp.

Thậm chí, dù là những chuyên viên với nhiều kinh nghiệm thông qua phương thức tra cứu cơ bản này cũng chí có thể có được kết quả với khả năng bảo hộ là 50%.

Để có được câu trả lời gần như chắc chắn 100% thì người nộp đơn cần tiến hành thủ tục tra cứu chuyên sâu.

Việc tra cứu chuyên sâu sẽ không thể được tiến hành bởi người nộp đơn mà họ cần một đại diện sở hữu công nghiệp uy tín để thực hiện việc tra cứu chuyên sâu.

Trong trường hợp người nộp đơn muốn tiến hành tra cứu chuyên sâu, họ sẽ phải trả chi phí dịch vụ cho việc tra cứu. Chi phí tra cứu sẽ phụ thuộc vào số lượng và nhóm sản phẩm/dịch vụ nhãn hiệu cần tra cứu.

Dù mất phí nhưng với cách tra cứu này, kết quả tra cứu về cơ bản sẽ có thể cho thấy trước được tỉ lệ đăng ký nhãn hiệu thành công cao hay thất bại là bao nhiêu.