Trong những năm gần đây, những công nghệ mới đã đặt ra nhiều câu hỏi phức tạp liên quan đến luật sở hữu trí tuệ (SHTT).

Trí tuệ nhân tạo

Sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo (AI) trong hầu hết mọi ngành công nghiệp đã đặt ra nhiều câu hỏi về các quy định SHTT.

Các hệ thống AI mới được tạo ra để hỗ trợ người dùng với số lượng lớn dữ liệu. Tuy nhiên, các sản phẩm được ứng dụng AI như ChatGPT hay DALL-E đã đặt ra một số câu hỏi nhất định. Những sản phẩm này có thể tạo ra văn bản và hình ảnh theo yêu cầu dựa trên thông tin từ số lượng lớn các tài liệu có sẵn. Các nền tảng này thường tạo ra nội dung một cách tự động, điều này dẫn đến việc xác định chủ sở hữu bản quyền tác phẩm trở nên khó khăn.

Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) đã tiến hành một cuộc khảo sát vào năm 2019 để đề cập đến các vấn đề SHTT liên quan đến AI. Hiện nay, WIPO cho rằng người chủ sở hữu bản quyền trong các trường hợp này là người điều khiển hệ thống AI. Điều này tương đồng với việc trong hầu hết mọi trường hợp, người nhập yêu cầu vào các nền tảng trên được coi là sở hữu bản quyền của nội dung được AI tạo ra; tuy nhiên, có thể có những vấn đề phức tạp khác ảnh hưởng đến quyết định này.

Khi những hệ thống này được đào tạo trước bằng những tác phẩm được bảo vệ bản quyền, nội dung được chúng tạo ra có thể sẽ giống với những tác phẩm gốc đó. Có nhiều tranh cãi liên quan đến quá trình tạo nội dung như trên có giống với hành vi vi phạm bản quyền hay không. Khi các công cụ AI trở nên phổ biến hơn, các cơ quan SHTT sẽ cần phải xây dựng những quy định để bảo vệ bản quyền trong thời đại mới và đưa ra câu trả lời cho câu hỏi: khi những nội dung do AI tạo ra giống với những nội dung có sẵn, bản quyền sẽ thuộc về ai?

Vấn đề này sẽ khó có thể được giải quyết trong tương lai gần, và với việc các hệ thống AI đang được phát triển liên tục với hoạt động sáng tạo nội dung, vấn đề này có thể vẫn sẽ trở thành trung tâm của các cuộc thảo luận về SHTT. Trong tương lai, các quy định pháp luật sẽ phải đồng bộ với sự tiến bộ của AI và đạt được sự cân bằng giữa việc bảo vệ quyền tác giả và khuyến khích đổi mới sáng tạo.

Nói chung, tương lai của lĩnh vực sở hữu trí tuệ sẽ liên quan đến những mối quan tâm hiện tại và việc phát triển những giải pháp sáng tạo. Theo đó, sáng chế sẽ là công cụ pháp lý quan trọng để thúc đẩy quá trình đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững. Các giải pháp công nghệ mới là chìa khóa để giải quyết các thách thức trong việc sử dụng công nghệ AI. Bên cánh đó, sáng chế cũng có thể đóng vai trò là động lực thu hút đầu tư. Chúng cũng có thể giúp hình thành ý tưởng và trở thành tài sản quan trọng cho các doanh nghiệp mới, từ đó tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi góp phần hỗ trợ nhu cầu tiến bộ của xã hội.

Ngoài ra, gần đây có nổi lên các cuộc tranh luận liên quan đến bản chất của quyền sở hữu trí tuệ của các loại vaccine COVID-19. Liệu sự khẩn cấp trong việc tìm kiếm giải pháp khắc phục khủng hoảng toàn cầu có thể miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ của bên phát triển vaccine?

Mặc dù vấn đề trên có thể không có cùng mức độ khẩn cấp khi so sánh với những vấn đề liên quan đến trí tuệ nhân tạo, nhưng đối với các bên liên quan, việc giải quyết các câu hỏi liên quan đến SHTT là vô cùng quan trọng. Theo đó, hoạt đông xây dựng khung chính sách sở hữu trí tuệ có thể tạo cơ hội để khuyến khích sự hợp tác, thúc đẩy đổi mới sáng tạo mà không hạn chế quyền tiếp cận những nội dung và sản phẩm quan trọng.