Mới đây, theo nghiên cứu xuất bản trên tạp chí khoa học vật lý Cell Reports,  một loại vật liệu tổng hợp mới siêu bền từ gỗ có khả năng chống nấm mốc, chống cháy cao đã được sáng chế thành công bởi các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng loại vật liệu mới này có thể chịu được 1.000 lần gấp với góc uốn 180 độ.

Các nhà khoa học tại từ trường Đại học Hải Nam và Đại học Tây Nam Minzu của Trung Quốc đã sáng chế ra một loại vật liệu mới từ gỗ có thể giữ được tính linh hoạt lâu dài ở nhiệt độ -40 đến 50°C và không thể bén lửa với ngọn lửa trần nóng 400 đến 500°C.

Tiềm năng ứng dụng trong xây dựng, thiết bị y tế và cảm biến ứng suất

Qua các thí nghiệm của nhóm nghiên cứu còn cho thấy, loại vật liệu mới này có tỷ lệ chống nấm mốc lên đến 100% ở nhiệt độ phòng trong 75 ngày liên tiếp, với độ ẩm khoảng 90%, trong khi gỗ thông thường chưa qua xử lý hoàn toàn bị nhiễm nấm mốc trên bề mặt.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành ngâm gỗ balsa mật độ thấp có độ dày từ 2 đến 5 mm vào hỗn hợp chất lỏng kiềm ở nhiệt độ 100°C trong 12 giờ nhằm mục đích loại bỏ lignin cứng (một chất cao phân tử có cấu trúc vô định hình) khỏi thành tế bào của nó để có thể chế tạo thành công vật liệu tổng hợp đặc biệt này.

Nhóm nghiên cứu sau đó đã lấp đầy gỗ bằng một loại hydrogel đã được sửa đổi dựa trên polyacrylamide, giúp vật liệu có độ mềm dẻo, khả năng giữ ẩm và chống cháy đáng kinh ngạc.

Trung Quốc sáng chế thành công vật liệu chống cháy siêu bền từ gỗ (Ảnh: Xinhua)

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng loại vật liệu mới này có thể chịu được 1.000 lần gấp với góc uốn 180 độ, hoặc khử ẩm chân không ở nhiệt độ -60°C trong 24 giờ.

Với quy trình dễ công nghiệp hóa, các nhà khoa học tin rằng vật liệu tổng hợp mới sẽ có nhiều tiềm năng ứng dụng trong xây dựng, thiết bị y tế và cảm biến ứng suất.