Frozen ra mắt khán giả

“Frozen” chính thức ra mắt khán giả vào năm 2013. Bộ phim của Walt Disney đã làm mưa làm gió trên các bảng xếp hạng phim điện ảnh toàn cầu. Frozen (tên Tiếng Việt là Nữ hoàng băng giá) được đánh giá là bộ phim hoạt hình hay nhất trong suốt thập kỷ qua. Kỹ xảo đẹp mắt, nội dung hấp dẫn, cốt truyện lôi cuốn… đó là những yếu tố làm nên sự thành công cho Frozen. Đây là phim hoạt hình có doanh thu cao nhất mọi thời đại thu về 1,2 tỷ USD doanh thu phòng vé. Bên cạnh đó, phim còn nhận hai giải Oscar hạng mục “Phim hoạt hình hay nhất” và “Ca khúc trong phim hay nhất” (Let It Go) một Quả cầu vàng cho phim hoạt hình hay nhất năm Giải Annie và các giải thưởng khác nữa.

Tuy nhiên, hai năm trước thời điểm bộ phim ra mắt, Frozen bị tố vì tội vi phạm bản quyền, đạo ý tưởng. Cụ thể, tháng 3 năm 2014, Kelly Wilson đã đâm đơn kiện “Nhà Chuột”. Cô cho rằng người tuyết Olaf trong Frozen có những yếu tố tương tự nhân vật chính trong phim The Snowman của cô.

Người tuyết Olaf bị kiện vì sao chép hình ảnh

Disney bị nghi ngờ sao chép ý tưởng

The Snowman là bộ phim hoạt hình ngắn và được công chiếu rất lâu về trước. Bộ phim nói về nhân vật người tuyết phải chiến đấu với bầy thỏ để bảo vệ chiếc mũi cà rốt của mình. Kelly cũng đã chỉ ra những bằng chứng xác thực cho thấy người tuyết Olaf giống hệt với nhân vật của cô. Trailer của Frozen có nội dung tương tự như trong phim của Kelly, bao gồm:

  1. Người tuyết có chiếc mũi cà rốt
  2. Người tuyết bị mất chiếc mũi cà rốt của mình
  3. Chiếc mũi rơi ra và trượt xuống một cái ao đóng băng
  4. Chiếc mũi bị một con vật khác cướp lấy
  5. Người tuyết cố gắng chiến đấu để đòi lại chiếc mũi của mình
  6. Đối thủ của người tuyết trả lại chiếc mũi
  7. Hai bên hòa giải với nhau

Đứng trước các bằng chứng chống lại mình, Disney vẫn kiên quyết lập luận và cho rằng sản phẩm phim Frozen không hề giống với The Snowman. Thứ nhất là bởi cốt truyện của Frozen xoay quanh nhân vật chính là nữ hoàng Elsa. Thứ hai, cuộc chiến giữa người tuyết Olaf và tuần lộc không đại diện cho toàn bộ phim. Thứ ba nhân vật Olaf có tạo hình khác hoàn toàn so với nhân vật chính của The Snowman. Thế nhưng, những lập luận và bằng chứng mà Disney đưa ra vẫn chưa đủ thuyết phục.

Kết quả cuối cùng

Thẩm phán bang California cho rằng các chuỗi sự kiện trong hai tác phẩm cùng với những chi tiết về hình ảnh đều có những sự tương đồng. Điều này dẫn đến việc bào chữa của Disney là hoàn toàn không đúng.

Đứng trước tình hình này, Disney vẫn tiếp tục kháng án. Công ty tìm kiếm những dẫn chứng bổ sung về thời gian phát hành The Snowman, người xem và các số liệu khác. Hãng nhận định rằng việc sáng tạo ra Frozen không hề liên quan tới The Snowman. Các nhân viên của Disney cũng không hề tiếp cận tới phim này trước khi cho ra mắt Frozen.

Tuy nhiên, những lý lẽ này của Disney vẫn bị bác bỏ và bằng chứng từ Wilson vẫn thắng thế. Thẩm phán đưa ra bằng chứng về việc 16 nhân viên của Pixar (công ty con của Disney) đều từng xem The Snowman. Do vậy, việc tạo ra Olaf hoàn toàn có khả năng xuất phát từ việc sao chép ý tưởng của The Snowman. Đây không phải lần đầu tiên Disney bị khởi kiện vi phạm bản quyền. Cũng vào năm 2014, ngay trong chính Frozen, Disney một lần nữa bị kiện. Isabella Tanikumi là một nhà văn. Cô cho rằng Disney đã ăn cắp tác quyền của Isabella Tanikumi. Nữ tác giả cho rằng có 18 yếu tố, bao gồm cả nhân vật chính đều xuất phát từ cuốn tự tuyện “Living My Truth” (Cuộc sống thật của tôi).

-Lootnep-