Java hẳn không còn xa lạ với nhiều nhà lập trình. Với những ai không phải lập trình viên, Java đơn giản là một loại ngôn ngữ lập trình máy tính. Nó là bước đệm cho nhiều sự phát triển về phần mềm từ lúc ra đời năm 1992 cho tới ngày nay. Tuy nhiên, Java đã là tâm điểm của một trận chiến bản quyền khốc liệt không khoan nhượng; kéo dài hơn 10 năm, mới kết thúc gần đây…

 Ngôn ngữ lập trình Java

Được sáng lập vào khoảng những năm 1996, Java chính thức ra đời vào cuối năm 1998 với phiên bản Java 2. Đây là một loại ngôn ngữ có cú pháp tương tự như C/C+ quen thuộc; Java cho phép khả năng viết một lần và chạy mọi nơi (WORA – Write Once, Run Anywhere). Bên cạnh đó, Java cũng là nền tảng an toàn, có tính bảo mật. Đố là lí do nó mau chóng được sử dụng phổ biến. Hầu hết các phần mềm ứng dụng bấy giờ, từ web cho tới chương trình máy tính, đều được thiết kế một phần trên nền tảng Java.

Công ty Sun Microsystems là cha đẻ của nền tảng Java. Công ty đã cho phép cộng đồng truy cập và sử dụng Java như một phần mềm mã nguồn mở miễn phí (FOSS – Free Open-Source Sofware); nhờ đó Java càng được biết đến và sử dụng rộng rãi. Mặc cho Java hoàn toàn có bản quyền, James Gosling vẫn cho phép người dùng khai thác Java như một ứng dụng miễn phí. Tính đến 2019, Java được coi là ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất, theo GitHub.

Và cho đến ngày nay, Java vẫn được chạy trên mọi nền tảng, từ máy tính, cho tới di động, console,… Android, hệ điều hành nổi tiếng của Google, cũng sử dụng nền tảng Java này một cách miễn phí; và hành vi này khiến cho Google lầm vào cuộc chiến tranh giành bản quyền hơn 10 năm trời.

oracle java platform Archives - Breaking News
Cuộc chiến tranh giành Java kéo dài hơn 10 năm trời.

Cuộc chiến trên nền Java

Cụ thể, đầu năm 2010, Oracle hoàn tất thương vụ mua lại Sun Microsystems. Đồng nghĩa Oracle sở hữu bản quyền của Java và các công nghệ đi kèm. Nhận thấy bản quyền Java đang được sử dụng bởi Google, Oracle nhận ra ngay miếng mồi béo bở này.

Tháng 8 cùng năm, Oracle khởi kiện Google, cáo buộc Android của Google đã sử dụng Java mà không cho phép. Với cáo buộc vi phạm bản quyền này, Oracle đề ngay cái giá bồi thường mức 9 tỷ USD.

2 phiên xét xử đầu tiên, lợi thế đều ngả về phía Google. Tòa án phán rằng giao diện lập trình ứng dụng API Java không phải là các sản phẩm đã được đăng ký bảo hộ bản quyền. Nhưng tòa án phúc thẩm năm 2018 lại không cho như vậy. Tòa án 2018 đã hủy bỏ phán quyết nói trên, cho rằng Google đã vi phạm bản quyền.

Lập luận sau cùng

Trận chiến cuối cùng nổ ra với việc Google kháng cáo lên Tòa án Tối cao Mỹ.

Trong trận tử thủ cuối cùng, 2 bên đã có những tranh luận xác đáng cho mình. Phía Oracle cho rằng nếu hành vi của Google không được kiểm soát, nó sẽ hủy hoại ngành công nghiệp phần mềm; trực tiếp khiến các nhà phát triển không nhận được xứng với công sức của họ bỏ ra.

Về phía Google, họ cho rằng Oracle cũng sẽ phá hủy ngành công nghiệp phần mềm bằng những rào chắn công nghệ của mình; việc “đóng nguồn” Java khiến nhiều công ty nhỏ sẽ phải lập trình hoàn toàn từ đầu; hoặc chấp nhận trả phí cho Oracle.

Phán quyết của tòa án, chấm dứt cuộc chiến trên nền Java

Phán quyết đưa ra vào ngày 5/4/2021, cho rằng hành vi của Google được liệt vào dạng “sử dụng công bằng” (Fair use). Google không có nghĩa vụ phải trả tiền bồi thường cho phía Oracle.

Google nhận định rằng phán quyết này củng cố mặt chắc chắn cho pháp luật; phán quyết này sẽ bảo hộ cho các nhà phát triển mới và các sản phẩm của họ. Việc gỡ bỏ rào cản “vô hình” này sẽ thúc đẩy sản phẩm và dịch vụ mới; đem lại lợi ích cho cả người cung và người dùng.

Người lại, Oracle tuy bố thẳng thừng tòa đã hợp pháp hóa “trộm cắp”. Công ty này khẳng định Google đã “đánh cắp” bản quyền Java và sử dụng sức mạnh kinh tế để thắng cuộc chiến này. Qua cuộc chiến nền Java lần này, Oracle cũng khẳng định sức thống trị kinh tế của Google; điều mà sẽ tạo ra rào cản gia nhập thị trường và giảm sức cạnh tranh nói chung của thị trường.

Tuy vẫn còn ý kiến trái chiều về kết cục của cuộc chiến nền Java gần 11 năm này, song cả 2 bên đều có những điểm hợp lý. Google nói đúng khi bản quyền vô hình chung cũng là một hình thức giới hạn sự phát triển; còn Oracle đúng khi việc sử dụng rộng rãi vô tình làm giảm giá trị của bản quyền phần mềm.

Bản quyền thời công nghiệp số là một bài toán phức tạp. Vụ tranh chấp bản quyền Java này chỉ là một trong số vô vàn ẩn số đã, đang và chờ được phơi bày trước luật pháp.