BH Media gây sốt mạng xã hội với việc đánh bản quyền Quốc ca của Việt Nam – bài hát Tiến Quân Ca vốn được gia đình nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng cho nhân dân và Tổ quốc. Được biết, Tiến Quân Ca cùng với nhiều bài hát nổi tiếng khác đã bất ngờ bị công ty này đánh bản quyền trên Youtube và yêu cầu gỡ bỏ.

Nhận thức được hành vi của BH Media, VTV đã nhiều lần thực hiện các chương trình phóng sự nhằm lên án, chỉ trích hành vi đánh bản quyền của BH Media đối với các tác phẩm của cộng đồng hoặc thậm chí là thuộc sở hữu của các nghệ sĩ khác.

Từ Tiến Quân Ca cho đến Tiếng trống Mê Linh, Nửa đời hương phấn, thậm chí là quốc tang của đại tướng Võ Nguyên Giáp,… Một lượng lớn các tác phẩm bị BH Media đánh bản quyền đều vốn được chủ sở hữu đích thực đăng tải lên Youtube miễn phí giờ đây đã bị BH Media yêu cầu gỡ xuống bởi lẽ các tác phẩm này ‘xâm phạm quyền bản quyền’ của họ.

Mặc dù khi nhận được phản hồi của nhiều người cũng như các đài truyền hình, BH Media đã gỡ xuống nhưng đến hiện tại, BH Media vẫn không thừa nhận hành vi của mình là sai, thậm chí họ còn phản bác ngược lại, cho rằng đài VTV không hiểu rõ về luật sở hữu trí tuệ, cũng như quyền tác giả và quyền liên quan.

Thực hư chuyện BH Media đánh gậy bản quyền bài hát Tiến Quân Ca

“Tiến quân ca” là Quốc ca của Việt Nam. Bài hát đã được gia đình nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng cho nhân dân và Tổ quốc. Do đó, thông tin BH Media sở hữu bản quyền của một quốc ca như vậy mới gây tranh luận và phẫn nộ cho nhiều người.

Trước sự việc này, BH Media đã thông tin đến truyền thông để giải thích rõ sự việc. Đơn vị này khẳng định, không có chuyện BH Media “đánh gậy bản quyền” Tiến Quân Ca cũng như những bài hát, đoạn video khác mà những hình ảnh được chia sẻ đều là thư thông báo xác nhận tự động của YouTube khi phát hiện sự trùng khớp của “bản ghi”. 

Bản ghi và Content ID có thể là khái niệm mới với đa số người nhưng đối với các Youtuber hay những người thường xuyên làm nội dung trên Youtube thì Content ID lại không có gì xa lạ.

Chia sẻ về vấn đề này, nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường nói: “Khi có bất kỳ bản ghi nào đó ra đời thì người chủ sở hữu sẽ đăng ký với công ty chủ của Facebook và Youtube rằng tôi đang sở hữu 1 bài hát này và tôi muốn đăng ký content ID là 1 dãy số để tôi có thể dựa vào dãy số này dùng những thuật toán, tool để truy quét những sai phạm về vấn đề bản quyền”.

Bản quyền tác phẩm âm nhạc trên mạng xã hội: Kẽ hở cho việc nhập nhèm, trục  lợi | Tin tức mới nhất 24h - Đọc Báo Lao Động online - Laodong.vn
Tiến Quân Ca – Quốc ca của Việt Nam cũng bị BH Media đánh bản quyền

“Tuy nhiên chính sách này cũng nêu rõ: Bạn chỉ được tạo tài sản cho những mục mà bạn sở hữu quyền, chẳng hạn như hãng nhạc không được tạo tài sản Phần sở hữu trong bản sáng tác khi không có hợp đồng thích hợp và nhà xuất bản âm nhạc không được tạo tài sản Bản ghi âm thanh”.

Anh Nguyễn Hồ Hải Long – Phụ trách bản quyền, VieEnt Music Distributor: “Để sử dụng công cụ content ID này thì mạng đa kênh phải cam kết rằng tất cả sản phẩm mà mình đăng ký trên content ID bắt buộc là sản phẩm độc quyền. Lúc này người dùng chỉ cần upload 1 đoạn video sử dụng từ 5 – 15s trùng lặp với tác phẩm đã đăng ký thì ngay lúc này hệ thống content ID sẽ tự động gửi thông báo đến người dùng rằng họ đang sử dụng 1 sản phẩm có bản quyền trên Youtube”.

Quyền thuộc về ai?

Qua đó, có thể chắc chắn rằng việc BH Media hay bất kì tổ chức, cá nhân nào khác tự động đăng ký cho các sản phẩm không thuộc quyền sở hữu của họ là một vấn đề sai trái, vi phạm pháp luật, lợi dụng công cụ bảo vệ quyền.

Tuy nhiên, vấn đề gây tranh cãi hiện tại không phải bản thân ai có quyền sở hữu các tác phẩm trên mà là liệu BH Media có quyền phân phối, quyền truyền đạt các tác phẩm đến công chúng,… hay không.

Theo lập luận của BH Media, quyền tác giả của ca khúc vĩnh viễn thuộc về nhạc sĩ Văn Cao. Còn bản ghi “Tiến quân ca” do Hồ Gươm Audio bỏ tiền sản xuất. Qua đó, theo Luật sở hữu trí tuệ, Hồ Gươm Audio là chủ sở hữu của bản ghi và bất kỳ ai muốn sử dụng bản ghi của họ đều phải xin phép. Hồ Gươm Audio đã ủy quyền quản lý, khai thác trên YouTube cho BH Media.

Qua đó, đối với trường hợp này, ta phải xem xét cụ thể xem liệu lời khai của BH Media có đúng sự thật hay không. Nếu đúng thì cần phải xem xét xem Hồ Gươm Audio theo hợp đồng đã ủy quyền những quyền nào cho BH Media, có bao gồm quyền phân phối và quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng hay không. Thậm chí phải xem lại bản thân Hồ Gươm Audio có các quyền trên để mà ủy quyền cho bên khác hay không,…