Ngày 16/6/2022, Quốc Hội Việt Nam đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Trong đó, có 7 nhóm chính sách lớn bao gồm chính sách liên quan đến quyền nhân thân của tác giả. Cụ thể, Luật sửa đổi cho phép chuyển giao một số quyền nhân thân theo thỏa thuận phù hợp với đặc thù của lĩnh vực quyền tác giả.

Trong 7 nhóm chính sách lớn được sửa đổi, bổ sung lần này, chính sách khuyến khích tạo ra, khai thác và phổ biến sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, tạo ra giống cây trồng từ nhiệm vụ khoa học công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nước là một trong các dự án trọng điểm.

Luật quy định trao quyền đăng ký cho tổ chức chủ trì, tự động và không bồi hoàn, phân chia hợp lý lợi ích giữa Nhà nước, cơ quan chủ trì và tác giả.

Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, quy định này khắc phục các bất cập hiện nay về đăng ký và khai thác các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ do nhà nước đầu tư.

Đây chính là cú hích cần thiết để khuyến khích, động viên tác giả nghiên cứu nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ động đăng ký, khai thác sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, tạo ra giống cây trồng mới.

Nội dung này cũng nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 20 ngày 1/11/2012 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về phát triển khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Nghị quyết có chủ trương giao quyền sở hữu các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước cho cơ quan chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Luật có hiệu lực từ 1/1/2023.

Chuyển giao quyền nhân thân theo thỏa thuận

Theo luật sửa đổi, quyền nhân thân vốn tự động gắn liền với tác giả giờ đây sẽ có thể được chuyển giao dựa theo thỏa thuận giữa các bên.

Quy định này được ban hành sau khi nhiều bất cập về vấn đề quyền nhân thân, quyền tác giả và quyền tài sản đã tạo nên các vụ tranh chấp không đáng có, điển hình như vụ kiện giữa tác giả bộ truyện Thần Đồng Đất Việt – Lê Linh và công ty Phan Thị – bên thuê ông Lê Linh và là chủ sở hữu quyền tác giả của bộ truyện tranh này.

Với tư cách chủ sở hữu, theo quy định tại điều 39 Văn bản hợp nhất luật Sở hữu trí tuệ số 07/VBHN-VPQH ngày 25.6.2019, Công ty Phan Thị có quyền tài sản đối với tác phẩm, bao gồm quyền làm tác phẩm phái sinh.

chuyển giao quyền nhân thân , chuyển giao một số quyền nhân thân theo thỏa thuận, chuyển giao quyền nhân thân theo thỏa thuận,
Chuyển giao quyền nhân thân

Tuy nhiên, với tư cách là tác giả, họa sĩ Lê Linh được quyền “bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả” – quyền khiến cho họa sĩ Lê Linh có khả năng phản đối việc công ty Phan Thị thực hiện làm tác phẩm phái sinh hay việc nhà sản xuất Ngô Thanh Vân, đạo diễn Phan Gia Nhật Linh làm phim chuyển thể từ bộ truyện.

Tuy nhiên, nếu quyền nhân thân cũng có thể được chuyển giao thì ngay từ khi công ty Phan Thị thuê họa sĩ Lê Linh, chắc chắn họ cũng đã sẽ yêu cầu việc chuyển giao quyền nhân thân như là một phần của thỏa thuận, bởi bộ truyện sẽ còn được cải biên, chuyển thể làm phim – nguồn gốc của tranh chấp về bộ truyện Trạng Tí này,…

Với việc chuyển giao quyền nhân thân, chủ sở hữu nếu có nhu cầu thay đổi tên tác phẩm, sửa đổi, nâng cấp chương trình máy tính,… sẽ có khả năng thực hiện điều đó mà không vướng phản đối hoặc ít nhất là về mặt pháp lý thì sẽ không gặp phải rắc rối khi tác giả ban đầu của bộ truyện phản đối.