Cosplay đã và đang là một trong những hoạt động ưa thích của nhiều fan hâm mộ manga-anime. Tuy nhiên, những đề xuất mới về bản quyền từ Nhật Bản sẽ tạo ra sức ảnh hưởng to lớn tới tương lai của cosplay.

Cái nôi của Cosplay

Nhắc đến Nhật Bản, người ta sẽ nghĩ ngay tới quốc gia có nền văn hóa Á Đông tiên tiến, lâu đời nhất. Đi cùng với đó là hệ thống pháp luật chặt chẽ, kết hợp giữa truyền thông và những ảnh hưởng của pháp luật phương Tây. Đất nước mặt trời mọc vốn là cái nôi khởi nguồn cho niềm đam mê văn hóa 2D. Những người hóa trang thành các nhân vật trong anime-manga được gọi là cosplayer hay coser. Cũng chính từ những thành công ban đầu về sản xuất anime, cosplay đã trở thành một ngành, nghề được ưa chuộng trong cộng đồng, đặc biệt là đối với giới trẻ. Bất kỳ ai cũng có thể tự hóa trang thành các nhân vật họ ưa thích. Và tất nhiên là họ không mất bất kỳ khoản phí nào cho việc này.

Cosplay có thể trở thành hành vi vi phạm bản quyền.

Tuy nhiên, tin tức mới nhất từ chính phủ Nhật Bản đưa ra có thể tạo một cú sốc lớn tới các cosplayer. Cụ thể, tờ Nikkan Sports chỉ ra rằng Chính phủ Nhật Bản đang tiến hành xem xét cho phép chủ sở hữu bản quyền quy định về mức thu nhập từ hoạt động cosplay. Các cosplayer sẽ bị coi là vi phạm bản quyền nếu kiếm được tiền từ việc hóa trang. Luật sư Ookuma Yuuji tại văn phòng luật sư Toranomon Law and Patent Office cũng đã khẳng định rằng việc hóa trang thành các nhân vật là hành vi sao chép bản quyền; hành động trên đã vi phạm điều 21 – 27 Luật bản quyền Nhật Bản.

Thu lợi từ Cosplay

Trước đây, hoạt động cosplay chỉ được xem như là hình thức quảng cáo hay một hoạt động vui chơi. Tuy nhiên, thời đại kỹ thuật bùng nổ đã khiến cosplay trở thành hoạt động thương mại. Việc kiếm tiền từ cosplay có thể diễn ra thông qua nhiều hình thức. Thông thường, các cosplayer sẽ được thuê để hóa trang thành nhằm mục đích quảng cáo, truyền thông. Bên cạnh đó, cosplayer có thể đăng ký dịch vụ thành viên, bán các trang phục của mình hoặc bán các album ảnh hóa trang của mình.

Đáng nói hơn là hiện nay, các cosplayer có thể tự ý thêm, bớt hoặc sáng tạo trang phục. Tất nhiên, số tiền kiếm được thông qua các hình thức này là không nhỏ. Một ví dụ điển hình là cosplayer Enako với mức thu nhập khoảng 90.000 đô mỗi tháng. Số tiền kiếm được xuất phát từ việc xuất hiện trước công chúng, talkshow, hay trên các trang mạng xã hội…

Kết quả

Vốn là cái nôi của văn hóa cosplay, những cosplayer sau khi biết thông tin trên đã trở nên vô cùng căng thẳng vì độ khắt khe của Luật bản quyền. Việc hóa trang vốn nhằm để bày tỏ niềm yêu thích đặc biệt với các nhân vật, tác phẩm. Và không chỉ riêng nước ngoài, các cosplayer Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi điều luật trên. Tất nhiên, không ai nghĩ rằng việc cosplay anime-manga vì mục đích thương mại lại là vi phạm bản quyền. Điều này sẽ làm gây ra sự mâu thuẫn giữa các cosplayer với chính phủ Nhật Bản. Bởi hoạt động trên là một trong những yếu tố đưa nền công nghiệp phát triển.

Bên cạnh đó, văn hóa 2D đã đạt được những thành công rực rỡ. Cosplayer được mọi người yêu thích không chỉ đơn giản là trang phục đẹp. Sự thành công ấy đến từ nhiều yếu tố. Đó là những sáng tạo vượt trội trong thẩm mỹ, thần thái biểu cảm của người mặc; sự nhập vai và độ chính xác, tỉ mỉ của người làm.

Tuy nhiên, luật là luật và chúng ta bắt buộc phải tuân theo dù muốn hay không. Hy vọng trong thời gian sắp tới, chính phủ Nhật Bản sẽ có những thay đổi phù hợp để có thể bảo vệ lợi ích cho các cosplayer.

-Thang Nguyen-