Vấn đề về sở hữu trí tuệ, hay quyền tác giả và các quyền liên quan nói riêng vẫn luôn là một vấn đề đau đầu trong giới sáng tác và biểu diễn. Không ít các tranh chấp và kiện tụng không đáng có đã xảy ra một cách căng thẳng; chỉ vì những điều luật sở hữu trí tuệ bị ngó lơ. Sau đây chúng ta hãy cùng phân tích mối liên hệ giữa 2 ngành này.

Khơi mào quyền tác giả

Mốc đánh dấu sự khởi đầu của ngành công nghiệp âm nhạc này có thể tính từ thế kỉ 15; giai đoạn Phục Hưng Châu Âu, ngày công nghiệp in ấn trở nên phổ biến tại Châu Âu. Bấy giờ, các tác phẩm âm nhạc chỉ có thể được thể hiện bởi các nhạc công tài năng. Các nhạc công đề phải tuân theo các chỉ dẫn của bản nhạc. So với quyền tác giả chúng ta biết, có lẽ quyền tác giả thời đó xoay quanh quyền nhân thân; chú trọng vào việc bảo hộ cho danh tiếng của tác giả trong tác phẩm.

Lí do mà quyền tài sản chưa thực sự được coi trọng là bởi vì âm nhạc bấy giờ dành cho những tầng lớp quý tộc, những người có của cải và địa vị trong xã hội. Nói một cách ngắn gọn, thì âm nhạc lúc bấy giờ chưa thực sự thu được lợi nhuận. Lợi nhuận cho cả nhà soạn nhạc, nhạc công và người chủ sở hữu bản nhạc; bao gồm cả bản gốc và bản sao lưu. Kiếm lời từ ngành âm nhạc lúc này, chủ yếu là các công ty in ấn. Tuy nhiên do thị trường và nguồn khách hàng quá hạn hẹp, khoản lời kiếm được chưa thực sự thu hút như việc in sách vở và các tài liệu khác.

Thương mại hóa âm nhạc

Wolfgang Amadeus Mozart – nhà soạn nhạc nổi tiếng người Áo 

Cho đến thế kỉ 17, ý tưởng “thương mại hóa” mở rộng các dịch vụ và thị trường cho ngành âm nhạc mới thực sự nảy mầm. Wolfgang Amadeus Mozart là một những nhà soạn nhạc đầu tiên hiện thực hóa ý tưởng; thông qua việc biểu diễn ở nơi công cộng. Thính giả chủ yếu vẫn thuộc vào giai cấp những người có nhiều tài sản và địa vị cao trong xã hội; giờ đây các loại hình biểu diễn trở nên đa dạng hơn. Đây cũng là mầm mống cho sự thịnh hành và phát triển của loại hình nhạc kịch Opera kinh điển.

Tới lúc này, quyền tài sản bao gồm quyền được biểu diễn trước công chúng và quyền làm tác phẩm phái sinh (như nhạc kịch). Quyền này được quan tâm bởi các nhà soạn nhạc và những người kinh doanh các loại hình biểu diễn. Khi Mozart qua đời, vợ ông tiếp tục duy trì ý tưởng “thương mại hóa”. Bà cho biểu diễn các tác phẩm âm nhạc của ông ở các buổi tưởng niệm; đồng thời rao bán các bản thảo của Mozart.

Công ước quốc tế về quyền tác giả

Nhờ vào nỗ lực của nhà thơ người Pháp Victor Hugo, Công ước Quốc tế Berne 1886 ra đời. Đây là công ước đầu tiên trên thế giới thực sự xác lập quyền tác giả; nhằm bảo hộ cho các tác phẩm văn học và nghệ thuật. Công ước Berne đề ra các điều khoản về trả phí nhuận bút cho tác giả và nhiều vấn đề khác trong quyền tài sản; như quyền sao chép tác phẩm và quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc và bản sao của tác phẩm. Đây chính là một cột mốc khẳng định tầm quan trọng của quyền tác giả trong ngành âm nhạc.

Quyền tác giả – Nhân tố không thể bỏ qua

Công nghệ phát triển và thế giới ngày càng hội nhập, âm nhạc cũng từ bước phát triển. Việc tìm ra được cách thu âm bản nhạc và lưu trữ lại trên dạng vật chất (đĩa cứng) đã làm cho thị trường âm nhạc mở rộng hơn hẳn.

Nhờ sự thịnh hành của đài phát sóng, thính giả không còn chỉ là người có địa vị cao; những người có thu nhập ở mức trung bình cũng có khả năng thưởng thức âm nhạc. Họ có thể sở hữu loa, đài và các bản đĩa thu âm yêu thích của mình. Tuy nhiên, nếu như thình giả có thể thưởng thức âm nhạc tùy ý tại gia; đồng nghĩa với việc quyền lợi về mặt tài sản của tác giả sẽ bị ảnh hưởng.

Âm Nhạc và Sở Hữu Trí Tuệ
Một Studio âm nhạc hiện đại

Có thể nói, lúc này quyền tác giả cho một bài hát đã được “chia đôi”; một quyền dành cho “bản nhạc” và một quyền dành cho “bản ghi”. Nhà soạn nhạc là tác giả của một “bản nhạc, bài hát”; “bản ghi” thường lại thuộc sở hữu của một hãng ghi âm. Quyền tác giả đối với bản nhạc hầu như không đổi; một loại quyền tác giả lại nảy sinh dành cho các “bản ghi”. Quyền này còn gọi là quyền liên quan quyền tác giả. Có thể nói, sự phổ biến rộng rãi và khả năng kiếm lời từ âm nhạc đã làm cho âm nhạc phát triển và thay đổi vĩnh viễn.

Quyền tác giả giữa nhà soạn nhạc và người biểu diễn

Chập chững vào những năm đầu tiên của thế kỉ 21, sự chú ý của người nghe dần dần hướng vào phóng cách thể hiện của người nghệ sĩ. Nói cách khác, phong cách âm nhạc “thần tượng” này trở thành một hiện tượng; mà cho đến giờ nó vẫn còn sức ảnh hưởng tới ngành công nghiệp giải trí này. Những nhóm nhạc thần tượng đáng kể như BigBang, SNSD, Super Junior đình đám làng Kpop; cho đến Backstreet boys, Likin Park, West Life và One Direction của âm nhạc Châu Âu; “thần tượng” lần lượt nổi lên và gây nên những danh tiếng nhất định. Không thể phủ nhận được rằng giới nghệ sĩ biểu diễn là những người thổi hồn vào những bài hát. Những nhà soạn nhạc tạo nên bài hát, còn nghệ sĩ làm cho chúng đặc sắc.

Vẫn có nghệ sĩ biểu diễn đồng thời là nhà soạn nhạc; nhưng phần lớn những nghệ sĩ hoạt động đơn thuần là ca sĩ phục vụ ngành sân khấu điện ảnh. Có vai trò quan trọng trong công đoạn cống hiến tầm cỡ lớn cho ngành giải trí âm nhạc; việc bảo vệ hình ảnh cũng như các sản phẩm của các nghệ sĩ này là điều bắt buộc. Vì thế theo bộ luật sở hữu trí tuệ, quyền liên quan quyền tác giả còn bao gồm các quyền như quyền của người biểu diễn, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm ghi hình nhằm bảo hộ được nhiều nhất mọi khía cạnh của ngành giải trí “tỷ đô” này.

Vụ kiện “Ngôi nhà bươm bướm”  Noo Phước Thịnh 

Mới tháng 9 vừa đây, bộ phim “Ngôi nhà bươm bướm” đã vướng mắc vào mâu thuẫn với bản quyền của bài hát “Mãi mãi bên nhau” của ca sĩ Noo Phước Thịnh. Vậy rốt cục sự việc ra sao?

Một cảnh trong phim “Ngôi nhà bươm bướm” – Nguồn ảnh: NSX 

Cụ thể, ca sĩ Noo Phước Thịnh cho rằng bộ phim “Ngôi nhà bươm bướm” đã sử dụng bài hát do anh thể hiện trong phần credit ở cuối phim mà chưa có sự đồng ý của anh. Do đó đã xâm phạm vào quyền của người biểu diễn nghiêm trọng; hành vi này có thể bị xử lý theo qui định của pháp luật.

Về phía nhà sản xuất bộ phim “Ngôi nhà bươm bướm”, họ phân bua rằng mình đã mua bản quyền bài hát tại Trung tâm bảo Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc – chi nhánh phía Nam.

Một khung cảnh trong MV Mãi Mãi Bên Nhau – Noo Phước Thịnh – Nguồn ảnh: NVCC 

Sơ suất của phía nhà sản xuất

Nếu như bây giờ mới là chớm đầu của ngành công nghiệp âm nhạc, có lẽ NSX “Ngôi nhà bươm bướm” không có gì phải lo ngại cả. Tuân theo những luật lệ sở hữu trí tuệ hiện hành, quyền NSX mua mới chỉ là quyền tác giả; đồng nghĩa với việc họ có quyền như được liệt kê trong điều 19 và 20 của bộ luật sở hữu trí tuệ. Họ có thể sử dụng bài hát do chính họ thu âm; hoặc thuê một bên thứ ba biểu diễn cho bộ phim.

Thế nhưng NSX bộ phim nói trên lại sử dụng bản ghi âm của ca sĩ Noo Phước Thịnh. Việc sử dụng mà chưa hỏi ý kiến của chàng ca sĩ này rõ ràng đã vi phạm vào quyền liên quan quyền tác giả; cụ thể là quyền của người biểu diễn cũng như là bản quyền bản ghi âm và ghi hình.

Đây mới chỉ là một trong vô vàn các vụ kiện tụng, tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ đối với loại hình giải trí này. Những vụ tranh chấp ngoài ý muốn này đều đã được liệt kê chi tiết trong khuôn khổ pháp luật. Vậy mà vẫn có những sự kiện đáng tiếc như trên, chả rõ là do cố ý hay vô tình?

Kết luận

Luật pháp vẫn còn nhiều khe hở chưa thể nào quản lý được toàn bộ các khía cạnh pháp lý của ngành công nghiệp âm nhạc; song phần nào đã khẳng định được mối quan hệ khăng khít của chúng. Đã có nhiều vụ kiện tụng không đáng có pháp lý liên quan tới bản quyền tác giả; như vụ kiện Katy Perry vì bài hát Dark Horse; hay như bộ phim “Ngôi nhà đom đóm” vì việc sử dụng bản ghi hình mà chưa xin phép,….

Tất cả những điều do sự ngó lơ cho dù là vô tình hay có ý của không chỉ của ban nghệ sĩ biểu diễn mà còn là cả một ekip hậu hĩnh ở phía sau. Trong tương lai, điều ta có thể chắc chắn là cả ngành luật sở hữu trí tuệ và ngành công nghiệp âm nhạc này sẽ còn vươn xa và quan hệ khăng khít hơn nữa.

-Iron Caslte-