Ngày 16/6/2022, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ với 95,58% đại biểu tán thành.
Trong lần bầu cử gần đây nhất năm 2021, Quốc hội Việt Nam khóa XV có tổng cộng 499 Đại biểu.
Liên quan đến vấn đề về Luật SHTT, Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.
Trong phiên biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, có 477 đại biểu tham gia biểu quyết, chiếm tỷ lệ 95,78%.
Trong số 477 đại biểu đó, 476 đại biểu tán thành tương đương với tỷ lệ 95,58%, chỉ có duy nhất 1 đại biểu không tham dự. Với kết quả trên, Quốc hội đã thông qua toàn bộ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT
Ngày 31/5/2022, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.
Các ý kiến tại Hội trường đa số đều tán thành với Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và nhiều nội dung của dự thảo Luật. Đặc biệt, có một vài ý kiến đóng góp sửa đổi các chi tiết cụ thể về điều, khoản trong Luật Sửa đổi.
Tiếp thu các ý kiến của các Đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp với Cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật.
Các nội dung lớn được Chính phủ xin ý kiến Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 bao gồm:
+) Kính trình Quốc hội cho thông qua nội dung về quy định chuyển giao quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước cho tổ chức chủ trì; cơ chế phân chia hợp lý lợi ích giữa Nhà nước, tổ chức chủ trì và tác giả như đã thể hiện trong dự thảo Luật; đồng thời tán thành không thu hẹp đối tượng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
+) Kính Quốc hội cho giữ nội dung trong dự thảo Luật về quy định một số tiêu chí định lượng xác định “đồng tác giả”, như tỷ lệ thời gian người đó đóng góp tạo ra một tác phẩm hoàn chỉnh, cùng với các tiêu chí để xác định đồng tác giả và quy định về trường hợp không phải là đồng tác giả và cơ chế thực hiện quyền nhân thân, quyền tài sản đối với các đồng tác giả để bảo đảm chặt chẽ, thuận lợi trong quá trình thực thi quyền tác giả. Thực tiễn thi hành pháp luật cũng như tham khảo pháp luật các nước cho thấy, không có cơ sở để quy định tỷ lệ thời gian đóng góp để xác định đồng tác giả.