Ngày 20 tháng 10 năm 2020, Ban Phản đối Nhãn hiệu của Văn phòng Sáng chế Nhật Bản JPO đã đưa ra quyết định từ chối sự phản đối của Chanel trong nỗ lực chặn đơn đăng ký nhãn hiệu ‘Gonna Getcha’ ở Nhật Bản.

Cơ sở phản đối nhãn hiệu ‘Gonna Getcha’

Nhãn hiệu Gonna Getcha. Ảnh: iplaw

Vào ngày 2 tháng 10 năm 2019, CHANEL SARL đã đệ trình một đơn phản đối nhãn hiệu “Gonna Getcha” của công ty TNHH M-Paulownia và lập luận rằng nhãn hiệu này nên bị hủy bỏ theo Điều 4 khoản 1 mục (xi), (xv) và (xix) của Luật Nhãn hiệu Nhật Bản dựa trên cơ sở:

  • Nhãn hiệu này tương tự với hình chữ lồng nổi tiếng của Chanel, vốn có cấu tạo từ hai chữ ‘C’ ngược được hiển thị dưới dạng hình elip ở điểm trung tâm đối với hàng hóa thuộc nhóm 14 theo Đăng ký số 4864605 và các loại khác.
  • Với mức độ phổ biến và độ nổi tiếng đáng kể của hình chữ lồng của Chanel, những người tiêu dùng nếu không cẩn thận sẽ có thể nhầm lẫn nguồn gốc của 2 loại hàng hóa.
  • Người nộp đơn đã cố tình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tương tự một cách khó hiểu với hình chữ lồng của Chanel với mục đích lợi dụng danh tiếng và nhận thức gắn liền với nhãn hiệu nổi tiếng Chanel.
Luật Nhãn hiệu của Nhật Bản

Ý kiến chuyên gia về vụ kiện

Masaki Mikami – Người sáng lập kiêm Luật sư tại Công ty Luật Sở hữu trí tuệ Nhật Bản Marks IP cho biết: “JPO nhận thấy rằng nhãn hiệu ‘Gonna Getcha’ được kết hợp bởi hình ảnh của hai chữ ‘G’ đảo ngược và đan lồng vào với nhau. Do đó, nhãn hiệu bị phản đối sẽ được xem xét toàn thể chứ không chỉ xem xét, mổ xẻ theo từng yếu tố riêng biệt.”

Quyết định cuối cùng

Ban Phản đối Nhãn hiệu của JPO thừa nhận rằng hình chữ lồng của Chanel đã có được danh tiếng và sự thừa nhận cao đối với những người tiêu dùng ở Nhật Bản dựa trên việc sử dụng kiểu dáng chữ lồng trên nhiều loại mặt hàng thời trang khác nhau; bao gồm đồ trang sức, phụ kiện và đồng hồ thuộc Nhóm 14. Theo thống kê, CHANEL đã chi hơn 5 tỷ Yên Nhật tiền quảng cáo ở Nhật Bản mỗi năm kể từ năm 2014. Doanh thu bán hàng hàng năm vượt quá 50 tỷ Yên Nhật. Trong đó, mặt hàng trang sức chiếm 3 tỷ.

Liệu chữ ‘C’ và chữ ‘G’ có tương đồng đến như vậy?

Cùng lúc, JPO cũng phủ nhận sự giống nhau giữa kiểu dáng của 2 loại nhãn hiệu. Về mặt ngoại hình, sự khác biệt phát sinh từ chữ ‘C’ hoặc ‘G’ và “GONNA GETCHA” sẽ tạo ra một ấn tượng riêng biệt giữa 2 loại nhãn hiệu. Về mặt ngữ âm và nhận thức, rõ ràng là cả hai loại nhãn hiệu đều có thể được phân biệt qua các đặc điểm khác nhau.

Do mức độ tương đồng giữa các nhãn hiệu thấp, JPO đã quyết định rằng nhãn hiệu đăng ký ‘Gonna Getcha’ không có khả năng gây nhầm lẫn khi sử dụng cho hàng hóa trong nhóm 14. Dựa trên những điều đã nói ở trên, JPO đã bác bỏ toàn bộ cáo buộc của CHANEL SARL và cho phép nhãn hiệu Gonna Getcha được đăng ký như hiện trạng.

-Huntress-