Ở phần này, chúng ta lại tiếp tục tìm hiểu về các vụ kiện về lĩnh vực thời trang đáng chú ý nhất năm 2020 nhé.

4. Chanel và cuộc đấu tranh chống lại thị trường SECOND HAND

Thời trang Second hand lên ngôi

Năm 2020 vẫn tiếp nối các vụ kiện tập trung vào nhãn hiệu mà Chanel đã đệ đơn, chống lại hai công ty chuyên hàng Second Hand nổi tiếng: The RealReal (“TRR”) và What Goes Around Comes Around (“WGACA”). Các công ty này chuyên thẩm định và bán lại các mặt hàng xa xỉ phẩm đã qua sử dụng (second hand) nhưng chất lượng vẫn tốt như mới. Đây là nơi mà khách hàng có thể mua những sản phẩm từ các thương hiệu xa xỉ với mức giá vừa túi tiền hơn. Đó là lí do thời trang Second hand hiện đang dần chiếm lĩnh thị trường, phá vỡ thế “độc tôn” của các thương hiệu lớn.

Thời trang Second hand hiện đang dần chiếm lĩnh thị trường, phá vỡ thế “độc tôn” của các thương hiệu lớn. Ảnh: The RealReal

Cáo buộc của The RealReal với Chanel

Diễn biến mới nhất trong vụ Chanel kiện TRR , TRR lập luận rằng vụ kiện này nằm trong kế hoạch chống cạnh tranh của Chanel để hạn chế nguồn cung sản phẩm của mình trên thị trường, kìm hãm sự phát triển của các đối thủ cạnh tranh, đồng thời tăng và duy trì giá trị cao của sản phẩm từ thương hiệu của họ.

WGACA có bán hàng giả hàng nhái không?

Trong khi đó, một trong những lập luận thú vị nhất trong vụ kiện Chanel kiện WGACA cho đến nay xoay quanh vấn đề WGACA có bán hàng giả hàng nhái hay không, hay cụ thể hơn là những chiếc túi được sản xuất tại một nhà máy được ủy quyền của Chanel nhưng chưa bao giờ được tiếp nhận bởi Chanel để kiểm soát chất lượng và phê duyệt liệu có vi phạm hay không? Và hơn thế nữa, liệu việc WGACA thực hiện việc làm mới lại những chiếc túi Chanel cũ có ảnh hưởng đến tình trạng là hàng thật của chúng hay không. 

5. Burberry kiện Rapper “Burberry Jesus” vì vi phạm nhãn hiệu

Cáo buộc của Burberry

Burberry – công ty thời trang 164 tuổi của Anh đã kiện một rapper gốc Chicago vì nghệ danh của anh ấy và các yếu tố khác nhau trong thương hiệu của anh ấy đã vi phạm các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới của họ. Theo đơn khiếu nại gửi lên tòa án liên bang Illinois vào cuối tháng 11/2020, Burberry khẳng định rằng Marvel Yarbrough – một nghệ sĩ âm nhạc sử dụng nghệ danh “Burberry Jesus” – có hành vi cố ý vi phạm nhãn hiệu và làm giảm uy tín thương hiệu BURBERRY nổi tiếng, cũng như vi phạm bản quyền đối với thiết kế được bảo vệ của Burberry.

Burberry kiện Rapper “Burberry Jesus” vì vi phạm nhãn hiệu. Ảnh: thefashionlaw

Theo đơn kiện, Burberry cáo buộc rằng Yarbrough đã sử dụng “Burberry Jesus” làm nghệ danh của mình và thường viết tắt thành “Burberry” – với ý định sao chép thương hiệu Burberry và sao chép các nhãn hiệu nổi tiếng đã được sử dụng độc quyền bởi Burberry trong hơn 160 năm. Thương hiệu thời trang này còn tuyên bố Yarbrough đã và đang sử dụng danh tiếng và sự nổi tiếng của nhãn hiệu BURBERRY cho lợi ích cá nhân của riêng mình, cũng như để quảng bá âm nhạc của anh ấy, thu hút sự chú ý của giới truyền thông, tăng lượng người hâm mộ và gây bất lợi cho Burberry.

Nỗ lực trốn tránh trách nhiệm của Burberry Jesus

Một điều thú vị không quan trọng về mặt pháp lý (từ góc độ bảo vệ vi phạm nhãn hiệu) đó là Yarbrough đã đi xa đến mức lén lút nộp đơn yêu cầu lên Tòa án Circuit of Cook Quận thay đổi tên hợp pháp của anh ấy từ Marvel Yarbrough thành Burberry Jesus. Đây có lẽ là trong một nỗ lực của Yarbrough nhằm trốn tránh trách nhiệm. 

6. Off-White và vụ kiện với một chuỗi cửa hàng kem

Off-White đang kiện một chuỗi cửa hàng kem ở California với cáo buộc vi phạm pháp luật với việc bán các sản phẩm mang các nhãn hiệu “giống một cách khó hiểu” với các nhãn hiệu nổi tiếng của riêng Off-White, thậm chí cả cách trang trí các cửa hàng kem. Trong đơn khiếu nại gửi lên tòa án liên bang California vào đầu tháng 11/2020, Off-White tuyên bố rằng Afters Ice Cream đang cung cấp hàng hóa và sử dụng các bảng chỉ dẫn và trang trí nội thất khiến người tiêu dùng tin rằng các sản phẩm của họ là sản phẩm của Off-White và hoạt động kinh doanh của chuỗi cửa hàng này được liên kết với Off-White, mặc dù không có mối quan hệ nào như vậy giữa hai công ty. 

Off-White khẳng định trong đơn khiếu nại của mình rằng thương hiệu Off-White đã được công nhận nhờ các thiết kế quần áo có nhiều biểu tượng và đồ họa đặc biệt, bao gồm  một nhãn hiệu độc đáo gồm các đường sọc đen trắng xen kẽ, đã được sử dụng trên các sản phẩm của Off-White ít nhất là từ năm 2013. Đây đã trở thành biểu tượng nổi bật của Off-white trong lòng người tiêu dùng.

Theo Off-White, Afters đang lợi dụng sự nổi tiếng và mức độ nhận diện của thương hiệu Off-white  bằng cách cung cấp một loạt các mặt hàng, cụ thể là áo thun và áo nỉ và các yếu tố trang trí cửa hàng sử dụng họa tiết sọc chéo và một số khía cạnh khác của nhãn hiệu của Off-White. 

Còn tiếp…

– Rùa –