Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc, da giày và linh phụ kiện điện tử của Việt Nam trong những năm vừa qua liên tục tăng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là công ty Việt Nam thường đóng vai trò gia công các hàng hoá theo các đơn đặt hàng của các những thương hiệu lớn với mục đích xuất khẩu ngay lập tức. Hàng hoá được sản xuất bởi các doanh nghiệp Việt Nam nhưng được ra thị trường dưới nhãn hiệu của các thương hiệu khác trên thế giới. Như vậy được coi là sử dụng nhãn hiệu đối với hàng hóa xuất khẩu.
Tuy nhiên, không ít trong số các nhãn hiệu đó đã được đăng ký tại Việt Nam nhưng sản phẩm chỉ được sản xuất tại thị trường Việt Nam chứ không được bày bán trên thị trường. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trong trường hợp chủ sỡ hữu không sử dụng nhãn hiệu trong vòng 05 năm liên tục thì có thể bị chấm dứt hiệu lực. Vậy câu hỏi đặt ra là trong trường hợp nêu trên, chủ sở hữu nhãn hiệu xuất khẩu có thể mất quyền bảo hộ thương hiệu của mình ở Việt Nam do không sử dụng hay không?
Trong quy định của Luật Sở Hữu Trí Tuệ:
Khoản 5 điều 124 Luật SHTT quy định “Sử dụng nhãn hiệu là việc thực hiện các hành vi sau đây:
a) Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
b) Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ;
c) Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.”
Nhìn qua, những điều khoản này đã quy định khá rõ ràng. Trong khi hàng hoá nhập khẩu xuất hiện trong danh sách thì hàng hoá nhập khẩu không được liệt kê. Vì vậy, có thể nói rằng, hành vi xuất khẩu hàng hoá mang nhãn hiệu không được coi là như một hành vi sử dụng.
Tuy nhiên, cũng rõ ràng rằng đối với mục đích xuất khẩu, một sản phẩm phải trải qua một giai đoạn sản xuất hoặc xử lý, trong đó nhãn hiệu sẽ được dán thẳng vào sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm. Đối với các mặt hàng thời trang, việc gán nhãn mác có thể ở dạng thẻ hoặc gói có thể tháo rời, thẻ được may vào mặt hàng hoặc một phần cơ bản của thiết kế hàng may mặc (chẳng hạn in/thêu nhãn hiệu lên sản phẩm quần áo, giày dép). Hành động dán nhãn hiệu lên hàng hóa hoặc bao bì trong quá trình sản xuất có cấu thành hành vi sử dụng hay không?
Các biện pháp cung cấp bằng chứng cho việc sử dụng nhãn hiệu
Để nhãn hiệu của mình không bị yêu cầu chấm dứt hiệu lực do không sử dụng, chủ thương hiệu có thể dựa vào lập luận theo nghĩa đen, vì “việc gắn nhãn hiệu được bảo hộ trên hàng hóa hoặc bao bì” được nêu rõ trong điểm a khoản 5 điều 124 Luật SHTT và các hoạt động kinh doanh, mặc dù không được định nghĩa trong luật, có thể được hiểu một cách hợp lý là bao gồm cả giai đoạn sản xuất.
Trên thực tế, nếu chủ sở hữu thương hiệu và bên gia công tại Việt Nam đã ký kết hợp đồng cho phép sử dụng nhãn hiệu, quy định rõ ràng phạm vi sử dụng thì việc gắn nhãn hiệu lên sản phẩm xuất khẩu sẽ đủ điều kiện sử dụng nhãn hiệu đó, điều này rất hữu ích để bảo vệ nhãn hiệu khỏi việc không sử dụng. Tuy nhiên, trong trường hợp chỉ có hợp đồng gia công mà không có quy định về cấp phép sử dụng thì bên gia công có thể bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của Chủ sở hữu nhãn hiệu, Chủ sở hữu có thể coi là không sử dụng nhãn hiệu tại Việt Nam hay không thì vẫn đang là câu hỏi và có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này.
Sử dụng nhãn hiệu xuất khẩu trong con mắt của Cục, Bộ quản lý
Quan sát thực tiễn hoạt động kiểm soát hải quan của Tổng cục hải quan thì thấy mặc dù khoản 2 điều 199 Luật SHTT quy định rằng, nếu cần, các cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu liên quan đến vấn đề sở hữu trí tuệ và Điều 200.4 quy định thêm rằng việc kiểm soát đó thuộc uỷ quyền của hải quan nhưng trên thực tế, các trường hợp gia công nêu trên dù có hợp đồng cho phép sử dụng hay không thì theo quan điểm của Tổng cục hải quan vẫn không bị coi là hành vi xâm phạm quyền.
Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KH&CN) nhìn nhận vấn đề hơi khác một chút, được thể hiện trong một công văn trong trường hợp liên quan tới hàng hoá xuất nhập khẩu. Theo đó, Bộ KH&CN cho biết việc xuất khẩu hàng hóa mang nhãn hiệu đã đăng ký của người khác không được đề cập cụ thể trong luật Việt Nam nên cần phải được xử lý thận trọng nhưng không nên có biện pháp trừng phạt nào đối với việc xuất khẩu như vậy được đưa ra do sử dụng nhãn hiệu cho hàng hóa xuất khẩu không gây thiệt hại cho chủ sở hữu thương hiệu. Qua đó có thể thấy, Bộ KH&CN cũng chưa có quan điểm thừa nhận một cách rõ ràng rằng việc xuất khẩu hàng hoá nêu trên có thể coi là bằng chứng về việc sử dụng.
Nói tóm lại
Như vậy, để có thể hiểu đúng và thống nhất về “sử dụng hàng hoá” đối với hàng hoá xuất khẩu, Luật SHTT cũng như các văn bản hướng dẫn cần có những quy định cụ thể hơn về vấn đề này, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xử lý trong các trường hợp xử lý vi phạm cũng như xem xét việc chấm dứt hiệu lực liên quan đến vấn đề nêu trên.