Xây dựng trung tâm sở hữu trí tuệ toàn cầu ở Châu Á
Chủ nghĩa bảo hộ thương mại đang phát triển nhanh chóng. Do đó, việc xây dựng trung tâm SHTT toàn cầu ở châu Á là vấn đề cấp bách nhất hiện giờ.
Khi đại dịch bùng lên, ai cũng muốn tìm người để đổ lỗi. Điều này khiến quá trình toàn cầu hóa phải lùi lại một bước. Việc này góp phần mở ra một thời đại mới cho bảo hộ thương mại.
Căng thẳng thương mại gia tăng làm dấy lên dự đoán về sự sụt giảm mạnh mẽ trong thương mại hàng hóa thế giới. Từ 13% (kịch bản lạc quan) đến hơn 32% bởi Tổ chức Thương mại Thế giới. Nhưng chủ nghĩa bảo hộ thương mại có tác dụng ngược trong cuộc chiến chống lại COVID-19. Việc này có xu hướng gây bất lợi cho nền kinh tế toàn cầu. Với bối cảnh này, điều quan trọng là tìm kiếm một nơi trú ẩn an toàn trong khu vực. Hay gia tăng nhu cầu gây dựng một trung tâm SHTT toàn cầu.
Sự đi lên của châu Á
Châu Á đang dần nổi lên như một khu vực đổi mới sáng tạo mới. Với hơn một nửa số hồ sơ bằng sáng chế quốc tế trong năm 2018 được nộp bởi các công ty trong khu vực. Nhìn chung, số liệu cụ thể theo vùng là Châu Á (50,5%); Châu Âu (24,5%) và Bắc Mỹ (23,1%). Mỹ dẫn đầu trong bảng xếp hạng, theo sau là Trung Quốc. Nhưng Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) dự kiến Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trong vòng hai năm tới do tốc độ nộp đơn tăng nhanh.
Theo số liệu thống kê vào tháng 3 năm ngoái, tổng giám đốc của WIPO cho biết: Châu Á tiên phong trong việc trở thành khu vực dẫn đầu “đánh dấu sự thay đổi địa lý mang tính lịch sử của hoạt động đổi mới sáng tạo từ Tây sang Đông.”
Ảnh hưởng của Covid-19
Không may, đại dịch đã dẫn đến sự sụt giảm trong một số loại hồ sơ SHTT. Trong đó hồ sơ thương hiệu quốc tế giảm khoảng 15% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này được cho là kết quả của việc thắt chặt ngân sách và đà tăng trưởng chậm. Tuy nhiên, mục tiêu châu Á hướng tới là một khu vực đổi mới sẽ không bị ảnh hưởng bởi COVID-19.
“Các trung tâm SHTT thường hiện diện ở phương Tây. Tuy nhiên các tập đoàn đa quốc gia cũng cần bảo vệ tài sản trí tuệ của họ ở châu Á”, theo ông Adrian Tan – đối tác và người đứng đầu SHTT & TMT tại TSMP Law Corporation chia sẻ. “Họ muốn một thành phố sạch sẽ, hiệu quả, dễ di chuyển; trên hết là không có tham nhũng. Họ muốn luật pháp và trật tự. Singapore là thành phố duy nhất đáp ứng tất cả các điều này. Và thêm điểm cộng nữa là, đồ ăn ở đây còn rất ngon”
Nhờ tính trung lập và luật pháp mạnh mẽ của Singapore, đất nước này có ưu thế trong việc trở thành trung tâm SHTT của châu Á. Hơn nữa, đất nước này không chỉ có cơ sở hạ tầng phù hợp về mặt vật chất. Ngoài ra, Singapore còn đáp ứng đủ điều kiện về mặt kỹ thuật số.
Tài sản vô hình (IA)
Chính phủ Singapore cũng cam kết hỗ trợ các công ty sáng tạo trong việc sử dụng tài sản vô hình của họ (IA). Bao gồm cả SHTT nhằm phục vụ cho tăng trưởng. Điều này đòi hỏi một cách tiếp cận đa hướng để hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng khả năng quản lý SHTT. Chẳng hạn như dự án Lực lượng Lao động cho các doanh nghiệp hiểu biết về IP (WISE). Điều này giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc xây dựng khả năng quản lí SHTT. Chính phủ cũng cung cấp các khoản trợ cấp tài chính cho các công ty; nhằm giúp họ truy cập vào các dịch vụ chiến lược và kiểm toán TSVH/SHTT để hỗ trợ tăng trưởng kinh doanh.
Những nỗ lực thực hiện kế hoạch tổng thể về trung tâm SHTT năm 2013. Bản cập nhật năm 2017 cho thấy nhiều tiến triển trong việc phát triển Singapore. Tất cả nhằm mục đích biến nó trở thành một trung tâm SHTT ở Châu Á. Đất nước này đã thành công trở thành Cơ quan kiểm tra sơ bộ và tìm kiếm quốc tế đầu tiên của ASEAN – theo Hiệp ước hợp tác sáng chế của WIPO.
Nhu cầu cần có một trung tâm SHTT
Điều quan trọng hơn là một phần trong kế hoạch tổng thể của Singapore. Bao gồm việc tạo ra một trung tâm giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ. Điều này có thể sẽ trở thành thành phần thiết yếu khi thế giới trở nên hội nhập hơn. Khi các cuộc tranh chấp xuyên quốc gia diễn ra thường xuyên hơn. Singapore đi đầu trong lĩnh vực này với việc thành lập các trung tâm hòa giải và trọng tài quốc tế. Ví dụ như Trung tâm Trọng tài và Hòa giải WIPO và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore.
“Đây là một cuộc tấn công toàn cầu toàn diện: đại dịch, chiến tranh thương mại và tình trạng bất ổn xã hội nói chung”, TS Tan của TSMP nói: “Sẽ có nhiều tranh chấp hơn. Đó là lý do tại sao cần có trung tâm SHTT châu Á. Cụ thể là một trung tâm mà sẽ chuyên giải quyết các tranh chấp”
Phát triển sức mạnh vô hình
Tất nhiên sẽ có những thách thức trong việc biến Singapore trở thành một trung tâm SHTT châu Á. Điều quan trọng nhất là: Trên thực tế, quyền sở hữu trí tuệ là đặc trưng mang tính lãnh thổ. Nghĩa là nó được cung cấp và chi phối bởi luật pháp của mỗi quốc gia. Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Singapore (IPOS) đã khám phá ra nhiều cách khác nhau để chống lại trở ngại này. Chẳng hạn như bằng cách tham gia Chương trình Đường cao tốc truy tố bằng sáng chế toàn cầu nhằm tìm cách đẩy nhanh các đơn xin cấp bằng sáng chế trên 27 khu vực pháp lý toàn cầu.
Các công ty đang tìm cách mở rộng ra nước ngoài, hoặc mua tài sản vô hình ở nước ngoài cũng sẽ được hưởng lợi từ các tiêu chuẩn báo cáo và định giá tài chính quốc tế nhất quán phù hợp.
Với tính trung lập và vị thế của Singapore như một trung tâm tài chính, quốc gia này có đủ khả năng để di chuyển chương trình nghị sự về định giá, báo cáo và công bố thông tin TSVH/SHTT đáng tin cậy. Việc này vẫn đang được tiến hành. Nhưng nó chắc chắn sẽ giúp các doanh nghiệp giàu TSVH đang tìm cách định giá và sử dụng danh mục đầu tư TSVH của họ trong việc tăng vốn, giao dịch và mở rộng kinh doanh.
Kết luận
Ta cũng cần xem xét nhu cầu nhân lực của một trung tâm SHTT trong các lĩnh vực như công việc, kỹ năng và tài năng SHTT. Điều này bao gồm cả chuyên môn kỹ thuật SHTT và kiến thức SHTT thông thường để xây dựng lực lượng lao động am hiểu SHTT. Thêm vào đó việc này có thể giúp cung cấp nhiều cơ hội việc làm tốt.
Trong giai đoạn bấp bênh này, Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Chan Chun Sing cho biết trong một chương trình phát sóng toàn quốc vào tháng 6 rằng: Thương hiệu đáng tin cậy và mạng lưới toàn cầu mạnh mẽ của Singapore đã trở nên quan trọng hơn trong việc đảm bảo tương lai của đất nước.
Ông nói: “Chúng tôi sẽ đầu tư để phát triển những thế mạnh vô hình của mình.”
Tất nhiên, SHTT không chỉ đơn thuần là về luật. Nó cũng bao gồm cả góc độ kinh doanh và góc độ công nghệ đang phát triển. SHTT, kinh doanh và đổi mới đều có điểm chung trong ngành thương mại. Đó là lý do tại sao Singapore gần đây nỗ lực kết nối các cơ quan và các bên liên quan mật thiết khác nhau lại để thúc đẩy tham vọng trở thành 1 trung tâm SHTT của họ.
-Monster Hunter-