Theo báo cáo của Bộ thương mại, vào năm 2020, các công ty Campuchia ở trong nước và quốc tế đã đăng ký 7.997 nhãn hiệu với Bộ Thương mại, tăng 30% so với năm trước. Bộ Thương mại cho biết rằng họ đã hòa giải 23 trường hợp vi phạm và giải quyết 37 nhãn hiệu trong năm.

Người phát ngôn của Bộ Thương mại, Pen Sovicheat nói với The Post rằng việc đăng ký nhãn hiệu sẽ cung cấp sự bảo hộ cho các các đặc điểm như tên gọi, danh hiệu xuất xứ liên quan đến các vị trí địa lý cụ thể và các phẩm chất, đặc điểm và danh tiếng đi kèm, đặc biệt là những tên gọi được chỉ định là Chỉ dẫn Địa lý (GI).

Theo ông Pen Sovicheat: “Đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý là một công cụ quan trọng để khuyến khích cộng đồng sản xuất các sản phẩm GI chất lượng cao bằng cách củng cố và mở rộng chuỗi sản xuất, cải thiện việc kiểm soát chất lượng có hệ thống và cuối cùng dẫn đến kết quả là xuất khẩu nhiều hơn ra nước ngoài.”

Báo cáo cũng cho biết, Bộ hiện cũng đang làm việc về việc đăng ký GI trong nước của muối Kampot và “fleur de sel” (hoa của muối). Muối Fleur de sel là một loại muối chủ yếu có xuất xứ từ bờ biển phía bắc nước Pháp, tạo thành một lớp vỏ mỏng trên bề mặt nước biển.

Đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Bộ Thương mại cũng quyết tâm quảng bá các sản phẩm GI hiện tại như hạt tiêu Kampot, đường cọ Kampong Speu và bưởi được trồng ở xã Koh Trong của tỉnh Kratie nhằm mục đích xây dựng, thúc đẩy danh tiếng cho các mặt hàng và đẩy mạnh sự phát triển của các hiệp hội đại diện.

Đầu năm nay, Bộ đã đăng ký một loại cơm tấm được sản xuất tại huyện Sankoa của tỉnh Kampong Thom – nằm ở phía tây của huyện Kampong Svay – dưới nhãn GI nội địa là “Ambok Kampong Thom”. Xôi là gạo nấu chín được chiên khô và giã bằng cối và chày.

Ancient, Angkor, Angkor Wat Temples, Buddhism, Cambodia
Số đơn đăng ký nhãn hiệu thành công ở Campuchia đạt kỷ lục mới vào năm 2020

Ngoài ra, trong báo cáo, Bộ cũng công bố kế hoạch đăng ký các sản phẩm khác làm nhãn hiệu tập thể, chẳng hạn như “Nom Banh Chok Siem Reap” (một loại mì địa phương), tác phẩm điêu khắc bằng đồng bạc đặc trưng của các xã Kampong Luong và Koh Chin ở huyện Ponhea Leu của tỉnh Kandal, Đồ gốm đặc trưng của tỉnh Kampong Chhnang, cũng như đồ gốm hấp từ xã Sre Ronong thuộc huyện Tram Kak, tỉnh Takeo.

Bộ cũng đã xác định các mặt hàng bao gồm lụa Khmer, gạo xay hữu cơ Preah Vihear, cam Pursat, gạo xay Svay Rieng’s Smach, sầu riêng từ huyện Samlot của tỉnh Battambang, nhãn Pailin và gạo xay Neang Am là các sản phẩm GI tiềm năng.

Ý kiến chuyên gia

Theo David Haskel – Đối tác tại Abacus IP, động thái này của Campuchia được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ cũng như những cải tiến trong hệ thống nhãn hiệu, điển hình như việc Campuchia gia nhập Hệ thống Madrid.

 “Nếu nhìn vào số lượng các hồ sơ đăng ký mới, vào năm 2020, chúng tôi nhận thấy rằng thật sự có một mức giảm vào khoảng 10%. Vì các đơn đăng ký mới luôn tăng theo năm, nên sự sụt giảm này gần như chắc chắn là do sự gián đoạn của đại dịch Covid-19. Khối lượng công việc giảm đồng nghĩa với việc Văn phòng nhãn hiệu có thể tập trung giải quyết các công việc tồn đọng của mình, dẫn đến số lượng đơn đăng ký thành công cao hơn. Việc giải quyết các công việc tồn đọng là một tín hiệu tốt vì nó có nghĩa là Văn phòng Nhãn hiệu tiếp tục hoạt động trơn tru và sẽ dẫn đến việc kiểm tra các đơn đăng ký trong tương lai nhanh hơn ”.

Haskel hy vọng rằng năm 2021 này sẽ có số lượng đơn đăng ký thành công tăng cao lần nữa: “Nếu đại dịch có thể được xoay chuyển trong năm nay, có lẽ tôi sẽ thấy số lượng đơn đăng ký tăng trở lại và tiếp tục mô hình tăng trưởng hàng năm. So với các nước khác, số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu ở Campuchia vẫn còn tương đối ít. Tôi luôn ngạc nhiên khi thấy một thương hiệu quốc tế lớn ghi dấu ấn đầu tiên của họ tại Campuchia. Cùng với đà tăng trưởng kinh tế, chúng tôi kỳ vọng rằng số lượng hồ sơ đăng ký sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong những năm tới.”

-Huntress-