Một trong những ngành nghề dễ dẫn đến vi phạm bản quyền nhất có lẽ chính là thiết kế. Dù bạn là nhà thiết kế đồ họa, website, bạn vẫn luôn cần phải hiểu rõ về luật bản quyền. Để tránh các trường hợp mà công việc thiết kế của bạn vi phạm luật bản quyền cũng như để bảo vệ tài sản của mình, bất kỳ nhà thiết kế nào cũng nên có kiên thức về vấn đề này.
Thông thường, một nhà thiết kế giỏi sẽ vạch ra sẵn cho mình những ý tưởng, chiến thuật; một số khác thì sẽ luôn biết được đâu là ranh giới giữa việc sử dụng tác phẩm của người khác như là nguồn cảm hứng cho sản phẩm với việc sao chép toàn bộ.
Và trước khi tìm hiểu khi nào và bằng cách nào mà nhà thiết kế có những cảm hứng trong thiết kế, hãy thử điểm qua 5 thuật ngữ thường gặp nhất trong luật bản quyền mà các nhà thiết kế cần lưu ý:
1, Vô tình vi phạm (Innocent infringement)
Hoạt động này thường xảy ra đối với các nhà thiết kế còn thiếu kinh nghiệm trong nghề. Vô tình vi phạm có nghĩa là một người sao chép hoặc sử dụng sản phẩm thiết kế của người khác và tuyên bố rằng họ không hề biết về việc vi phạm này. Hành vi trái phép này thực chất là do sự thiếu hiểu biết của người sử dụng. Trường hợp này có thể được lý giải là do người dùng không biết rằng tác phẩm có bản quyền; hoặc họ không thể liên lạc với chủ sở hữu thông qua bất kỳ hình thức nào.
Để tránh lỗi vi phạm này, nhà thiết kế hay người sử dụng cần thêm Copyright © [Năm phát hành lần đầu của tác phẩm]. All rights reserved vào sản phẩm của mình.
2, Biến đổi tác phẩm (Transformative Work)
Tác phẩm bị biến đổi dựa trên 1 tác phẩm gốc. Người sử dụng sẽ tạo ra thêm các giá trị khác cho tác phẩm. Đó có thể là thêm hoặc bớt đi thành phần nào đó. Việc này nhằm mục đích thay đổi ý nghĩa, hình dạng của sản phẩm ban đầu. Từ đó tạo ra sản phẩm mới thuộc sở hữu của bản thân.
3, Luật bảo vệ quyền tác giả – DMCA
Luật bảo vệ quyền tác giả là cụm từ được dịch từ The Digital Millennium Copyright Act, viết tắt là DMCA. Đây là bộ luật về bản quyền của Hoa Kỳ áp dụng với các tài liệu kỹ thuật số. Về cơ bản, DMCA có mục đích là bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu bản quyền. Giả sử một cá nhân vi phạm bản quyền của một tác phẩm trên mạng của chủ sở hữu, thông qua luật DMCA, chủ sở hữu có thể yêu cầu công ty host của trang web đó đóng cửa với tội danh vi phạm bản quyền.
4, Tác phẩm phái sinh (Derivative work)
Giống như tên gọi, tác phẩm phái sinh là những sản phẩm được tạo ra dựa trên 1 nguyên mẫu sẵn có. Tác phẩm phái sinh tuy có thêm những sự thay đổi mang tính sáng tạo về thiết kế, song vẫn giữ lại những đặc tính cơ bản của tác phẩm ban đầu.
Nếu tác phẩm gốc không do bạn sáng tạo ra nhưng bạn được cấp quyền sử dụng, những thay đổi của riêng bạn mới được luật bản quyền bảo vệ.
5, Sử dụng hợp lý (Fair Use)
Dù trong luật bản quyền có quy định rất rõ ràng về việc sử dụng sản phẩm của người khác, nhưng vẫn có trường hợp mà người dùng hoàn toàn không vi phạm. Fair Use là trường hợp như thế.
Luật về sử dụng hợp lý cho phép người sử dụng tác phẩm có bản quyền nhưng chỉ trong mục đích giáo dục, báo cáo. Các nhà thiết kế có thể sử dụng tác phẩm có bản quyền theo luật sử dụng hợp lý bằng cách trích đoạn hay 1 phần tác phẩm. Tuy nhiên, việc trích đoạn này không được phép gây tổn hại tới giá trị thương mại của tác phẩm gốc.
Trên đây là top 5 thuật ngữ mà các nhà thiết kế cần phải biết để tránh những vi phạm bản quyền không đáng có cho bản thân. Nghề thiết kế có thể là một công việc không mấy vui vẻ nhưng đừng vì thế mà đánh mất niềm yêu thích của bản thân. Thông qua bài viết trên, chúng tôi muốn giúp các nhà thiết kế có cái nhìn thiện cận hơn với việc sử dụng các sản phẩm của người khác. Luật bản quyền sẽ không đứng về phía người vi phạm dù cho có là vô ý hay không.
Hãy luân vận dụng trí tưởng của mình một cách tối đa để tạo ra những giá trị riêng cho bản thân và cho mọi người.
-Thang Nguyen-