Bối cảnh
Siam Cement Group(SCG) là Tập đoàn xi măng lớn nhất tại Thái Lan. Năm 1975, Tập đoàn này đã bước chân vào ngành công nghiệp giấy. Bên cạnh đó, Tập đoàn đã quyết định mở rộng Công ty TNHH Giấy và Bột giấy Siam (Siam Paper). Đây một công ty sản xuất túi xi măng của SCG trước kia. Vai trò trước đây của Siam Paper vốn là để cung cấp bao bì cho các sản phẩm của SCG. Tuy nhiên, điều này đã thay đổi vào năm 1979.
Với mong muốn mở rộng kinh doanh, Siam Paper trở thành công ty Thái đầu tiên sản xuất bột giấy từ bã mía. Đây là một chất xơ bã được tạo ra từ việc nghiền thân cây mía. Bột giấy sẽ được dùng để sản xuất giấy kraft (một loại giấy thô dùng để đóng gói sản phẩm). Bã mía có rất nhiều ở Thái Lan. Việc sử dụng bã mía giúp Siam Paper có thể phát triển nhanh chóng. Vào năm 1979, công ty được liệt tên vào Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan.
Năm 1983 công ty đã mạo hiểm tiến vào lĩnh vực kinh doanh giấy in và giấy viết. Sau đó trở thành công ty đầu tiên ở Thái Lan sử dụng định cỡ kiềm [một quá trình thân thiện với môi trường giúp giấy không có axit] trong quá trình sản xuất. Kết quả làm tăng tuổi thọ sản phẩm một cách đáng kể.
Vào năm 1992, Siam Paper đã sản xuất hơn 120,000 tấn bột giấy mỗi năm. Cuối cùng, công ty trở thành một Công ty Cổ phần gồm nhiều công ty con khác của SCG. Tất cả những công ty con đó kết hợp lại trở thành công ty CG Paper. Siam Paper và các công ty con khác tiếp tục tồn tại như các công ty riêng biệt; tuy nhiên tất cả sản phẩm của họ đều được sản xuất và thương mại hóa dưới tên SCG Paper. Hoạt động như nghiên cứu và phát triển (R&D)và thương mại hóa cũng đều tập trung dưới tên SCG Paper.
SCG Paper liên tục đổi mới chất lượng sản phẩm của mình. Ban đầu SCG Paper chỉ là một công ty sản xuất bột giấy đơn giản; giờ đây trở thành một trong những mảng lợi nhuận lớn nhất của Tập đoàn SCG. Công ty thu lợi từ thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Công ty giờ đây là nhà sản xuất lớn nhất về giấy; phát triển in ấn; viết; đóng gói giấy và các thùng giấy bằng trình sản xuất thân thiện với môi trường ở Thái Lan và Đông Nam Á.
Nghiên Cứu Và Phát Triển (R&D)
Sự đổi mới đã trở nên phổ biến ở SCG Paper thông qua nghiên cứu và phát triển (R&D). Mục tiêu của công ty là trở thành một trung tâm R&D hàng đầu ở ngành công nghiệp giấy; gia tăng giá trị cho các sản phẩm nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng. Điều này chiếm một vị trí quan trọng để tăng cường sức mạnh của công ty; và duy trì tính cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu.
Dựa trên thành công R&D đầu tiên của Siam Paper trong sản xuất bột giấy; SCG Paper đã thành lập Trung tâm Phát triển Sản phẩm và Công nghệ (PTDC) vào năm 1992. PTDC vận dụng dịch vụ kiểm tra cao cấp cho các sản phẩm và quy trình sản xuất; và chia thành 6 bộ phận tập trung vào các lĩnh vực khác nhau theo nhu cầu kinh doanh; như công nghệ sinh học; công nghệ bao bì và phủ giấy. Phòng thí nghiệm R&D cũng có một trung tâm quản lý về kiến thức công nghệ; một cơ sở quan sát các hoạt động như việc tập huấn kĩ thuật cho các nhân viên mới. Bên cạnh đó, công ty cũng tạo điều kiện cho việc quản lý dựa trên kĩ năng.
Vào năm 2003, SCG Paper đã thành lập Ủy ban phát triển kỹ thuật (TDC) đặc biệt. TDC bao gồm giám đốc quản lý và sản xuất từ 3 nhà máy lớn nhất của SCG Paper. Múc đích là nhằm khuyến khích R&D về những sáng kiến mới. SCG Paper cũng hợp tác với các trường đại học; cơ sở nghiên cứu của chính phủ và các công ty con khác trong nỗ lực R&D của công ty. Cùng với nguồn tài nguyên R&D nội bộ, những sự cộng tác này thường mang lại những kết quả tích cực.
Một ví dụ đó là sự phát triển của sản phẩm “Mira Board”. Đây một loại giấy đặc biệt được ép bằng PET kim loại hóa (polyetylen terephthalate), một loại polyme nhựa thường được sử dụng cho hộp đựng đồ uống, có bề mặt nhẵn, bóng và có khả năng chống nước. Mira Board lần đầu tiên ra mắt vào cuối những năm 1990; khi Đông Nam Á đang trải qua một cuộc suy thoái và SCG Paper cần một sản phẩm mới.
Bộ phận R&D nhìn vào những điều đang xảy ra trên các thị trường khác. Họ nhận thấy nhu cầu về các sản phẩm giấy trắng chất lượng cao. Nhu cầu này đặc biệt xuất hiện nhiều tại các thị trường như Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đà tăng trưởng đã bị tụt lại bởi vì loại giấy như vậy rất đắt đỏ. Giấy trắng chất lượng cao được sản xuất truyền thống từ bột giấy trắng đã qua xử lý hóa học; sau đó được tráng với một loại thuốc đặc biệt và cuối cùng được đánh bóng từng tấm. Do giá thành cao nên loại giấy này chỉ được sử dụng cho những sản phẩm đắt tiền.
R&D cho tương lai mới
Đội R&D nhận thấy loại giấy này có tiềm năng lớn trên thị trường nếu giá thành thấp hơn. Đội ngũ luôn nghiên cứu các phương pháp để giảm giá trong khi xem xét các yêu cầu của khách hàng. Họ thấy rằng giá sản xuất có thể giảm xuống nếu sử dụng 100% giấy tái chế. Bởi loại giấy này có thể phủ thành lớp cuốn thay vì dùng riêng một mặt giấy trắng . Việc giảm giá sản xuất nghĩa là giảm giá sản phẩm, và cũng là cơ hội mở rộng thị trường.
Công ty đã quảng bá đổi mới sản phẩm của mình với dưới cái tên Mira Board. Loại giấy này đã trở thành một trong những sản phẩm thành công nhất của công ty với các ứng dụng khác nhau, từ con dấu bảo mật đặc biệt (chẳng hạn như cho phần mềm máy tính) đến các hộp trưng bày trong các cửa hàng bách hóa. Nhờ Mira Board, hàng xuất khẩu của công ty tăng vọt; và công ty không những có thể vượt qua suy thoái mà còn mang lại một lợi nhuận tốt hơn.
Mira Board là một ví dụ thành công về sáng kiến R&D của SCG Paper. Đây còn mang một ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra một giải pháp thân thiện với môi trường. Vào năm 2009, công ty phát triển một sản phẩm thân thiện với môi trường khác: một loại tay áo cà phê đặc biệt cho True Coffee; một trong những quán cà phê lớn nhất Thái Lan. Loại tay áo cà phê độc đáo này được làm từ loại giấy tái chế kết hợp với ThermoZense của SCG Paper; một chỉ báo nhiệt đặc biệt trên tay áo có thể chuyển từ đỏ sang trắng nếu nhiệt độ cao. SCG Paper sản xuất 100,000 ống tay áo dành riêng cho True Coffee.
Những sáng kiến quan trọng khác đến từ bộ phận R&D của SCG Paper bao gồm bảng màu giấy đặc biệt được sử dụng để thay thế cho bảng màu gỗ và Tripple Wall; một bảng giấy dùng cho việc sản xuất các thùng giấy. Những sản phẩm này là ví dụ về cách bộ phận sáng tạo R&D của SCG Paper đã giúp cho công ty có thể sống sót qua một đợt suy thoái; mở rộng vào các thị trường khác; và tiếp tục tạo ra những giá trị mới cho các khách hàng của công ty. Thêm vào đó, công ty cũng luôn bồi dưỡng tính sáng tạo cho nhân viên thông qua chương trình “Giải thưởng Sức mạnh Sáng tạo” của công ty SCG; giải thưởng công nhận những sáng kiến thành công với phần thưởng là một triệu bạt (฿).
Quản lý Sở Hữu Trí Tuệ (IP)
SCG Paper quản lý tất cả các vấn đề cùng với công việc chung liên quan đến sở hữu trí tuệ (IP) thông qua bộ phận R&D và Văn phòng Quản lý Công nghệ (TMO). Công ty đặt cao tầm quan trọng trong việc tăng cường tính cạnh tranh về IP; thể hiện rõ qua hoạt động R&D mạnh mẽ. Công ty tin rằng sáng kiến có giá trị quan trọng hơn việc giảm giá. Chiến lược quản lý IP của SCG Paper là bảo đảm quyền IP (IPRs) cho tất cả những sáng tạo và tên tuổi của công ty trên thị trường. Hành động này ngăn chặn hành vi sao chép và duy trì tính cạnh tranh đối với các đối thủ.
Đơn xin cấp bằng sáng chế là một chiến lược rất quan trọng của công ty. Mục đích để ngăn chặn những hành vi vi phạm, và SCG Paper tin rằng hình ảnh doanh nghiệp của mình sẽ được nâng cao thông qua việc chủ động sử dụng IPR với các phát minh, kiểu dáng công nghiệp và tên của công ty.
TDC của công ty cũng rất tích cực tham gia trong việc khuyến khích phát triển và quản lý IP mới và bảo vệ bằng IPRs. Công ty cũng khởi động chương trình huấn luyện, giúp nhân viên của SCG Paper có thêm hiểu biết về cách phát triển và tận dụng IP và IPRs.
Năm 2004, công ty sắp đặt một chương trình đặc biệt nhằm động viên sản xuất các sản phẩm có tính chất đổi mới và đã nhờ các chuyên gia bên ngoài để thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo trong ngành công nghiệp giấy và bao bì, đặc biệt chú trọng vào việc huấn luyện nhân viên có thêm hiểu biết trong sản xuất các sản phẩm mang tính sáng tạo. Năm 2008, SCG Paper nhấn mạnh cam kết về chất lượng R&D bằng cách phân bổ hơn 6 tỷ bạt (฿) cho những nỗ lực về R&D và quản lý IP.
Nhãn Hiệu, Bằng Sáng Chế Và Kiểu Dáng Công Nghiệp
SCG Paper có hơn 30 nhãn hiệu cho vô số sản phẩm của mình và được đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ Thái Lan (DIP). Nhãn hiệu được đăng ký bởi Siam Paper và các công ty con khác của SCG Paper đều sử dụng nhãn hiệu con voi nổi tiếng của SCG. Năm 1999, SCG Paper được trao bằng sáng chế bởi DIP về quy trình đổi mới liên quan đến việc lưu trữ bã mía bằng việc sử dụng khuẩn sữa, một trong những loại vi khuẩn được nghiên cứu lâm sàng có lợi nhất, Thêm vào đó, SCG Paper đã đăng ký và đạt được quyền bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho 8 thiết kế bảng màu hàng hóa.
Thương Mại Hóa Và Quan Hệ Đối Tác
SCG Paper sử dụng kết hợp nguồn lực và các khoản vay để thương mại hóa các sản phẩm. Công ty tự sản xuất và phân phối các sản phẩm trong nước. Thương mại hóa quốc tế được thực hiện trực tiếp thông qua các công ty con hoặc gián tiếp thông qua các đối tác xuất khẩu khác nhau. Gần 30% sản phẩm của SCG Paper được xuất khẩu ra hơn 20 quốc gia.
Năm 1996 SCG Paper mở rộng ngành kinh doanh giấy kraft bằng cách ký hợp đồng liên doanh với công ty TNHH Liên hợp Bột giấy và Giấy (UPPC) – nhà sản xuất giấy kraft lớn nhất ở Philippines, nhằm mục đích xây dựng một xưởng làm giấy và mở rộng thị trường sang Philippines. Năm 2007, SCG Paper mở nhà máy giấy đầu tiên ở Việt Nam thông qua một công ty con mới, Công ty TNHH Vina Kraft Paper, nhằm cung cấp sản phẩm giấy chất lượng cao đến thị trường Việt Nam. SCG Paper cũng có các nhà máy sản xuất thùng giấy ở Malaysia và Singapore.
Kết Quả Kinh Doanh
Sáng kiến của SCG Paper trong việc dùng R&D và bảo vệ IP là một thành công lớn. Năm 2007, SCG Paper đã có tổng doanh thu hơn 1.3 tỷ đô la Mỹ ($), trở thành công ty giấy lớn nhất Châu Á. SCG Paper cũng là mảng lợi nhuận lớn thứ ba của khối kết hợp SCG (sau bộ phận xi măng và bộ phận chất hóa dầu). Trong quý đầu tiên của năm 2010, công ty đã công bố mạng lưới bán hàng trị giá 12.55 tỷ bạt (Khoảng 387.5 triệu đô la Mỹ), tăng trưởng 30% mỗi năm, và tiền lãi tăng 308% lên đến 974 triệu bạt (Khoảng 30 triệu đô la Mỹ).
Cùng với thành công kinh tế của công ty, cam kết về đổi mới liên tục và có giá trị của SCG Paper đã mang lại nhiều giải thưởng, chẳng hạn như Giải thưởng ứng dụng theo yêu cầu của Liên minh các nhà khoa học và kỹ sư Nhật Bản, Giải thưởng Chất lượng Thái Lan (một giải thưởng do chính phủ Thái Lan tài trợ công nhận chất lượng tổng thể của một công ty), giải thưởng Tổng Bảo Trì Hiệu Quả từ Viện bảo trì nhà máy Nhật Bản và Giải thưởng của Thủ tướng Thái Lan cho ba mục về quản lý chất lượng, năng suất và an toàn.
Liên Kết Tăng Trưởng IP
Xây dựng trên sự đổi mới liên tục thông qua việc bồi dưỡng phát triển IP nhờ vào R&D sáng tạo, SCG Paper đã có thể phát triển chất lượng sản phẩm, tạo ra một tên thương hiệu mạnh mẽ và biến bản thân trở thành một trong những công ty Thái thành công nhất trên thế giới. Sự tăng trưởng của SCG Paper có sự liên kết về bản chất về chiến lược IP của công ty, và công ty chính là một ví dụ tuyệt vời về cách IP có thể được sử dụng bởi các công ty trong các nước mới nổi nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
-Lootnep-