Khởi nguồn của sáng chế là từ khi luật pháp quy định về sáng chế có hiệu lực tại quốc gia sở tại của nhà sáng chế, hoặc nơi mà nhà sáng chế dự định đăng ký sáng chế. Theo đó, khởi nguồn của sáng chế sẽ đa dạng. Có thể là từ năm 1790 ở Hoa Kỳ hoặc năm 1421 ở Ý, hoặc trong khoảng thế kỉ 16 đến thế kỉ 17 ở Anh,… Tuy nhiên, liệu có ai từng nghĩ đến rằng sáng chế đầu tiên, hoặc ý tưởng về sự độc quyền sáng chế đã có mặt trên Trái Đất từ 4000 năm trước ở Ai Cập?

Ai Cập chính là cái nôi của nền văn minh nhân loại, có lịch sử trải dài đến nay khoảng 5000 nghìn năm.

Khu vực phía Đông Bắc Châu Phi đã từng trải qua vô vàn cuộc đấu tranh quyền lực và hủ tục, dẫn đến sự tàn phá của số lượng sinh mạng không thể đo đếm.

Nhưng cũng từ đó, hàng loạt sáng tạo, văn hóa lịch sử được tạo nên, tạo nên khung sườn cho sự phát triển của nền văn minh xã hội hiện đại ngày nay trên khắp 5 miền châu lục thế giới.

Sáng chế ‘robot’ lịch sử

Vào khoảng 4000 năm trước, người Ai Cập cổ đại đã chế tạo nên một bức tượng nữ giới có khả năng bắt chước hành động, chuyển động của con người nhờ sử dụng hệ thống điều khiển cơ học.

Bức tượng này dù đã được phát hiện từ lâu nhưng đến gần đây, các nhà khoa học sau khi chụp X-quang mới nhận ra bức tượng này là một con robot cơ bản với hệ thống điều khiển cơ học.

Hệ thống này hoạt động nhờ trục giống ròng rọc. Khi xoay, hệ thống tạo ra chuyển động lặp lại cho bức tượng như nâng và hạ tay. Phần trục nằm ở phần vai của bức tượng nữ giới, xoay tròn bằng hệ thống sợi chạy qua chân trái và được ẩn hoàn toàn bên trong thân tượng.

Chi tiết ẩn trong này chính là nguyên nhân khiến bên ngoài bức tượng chỉ là một ‘bức tượng’. Do sự trân quý của các khám phá cổ học nên ít ai dám đụng tới phần thân các di vật để kiểm tra. Chỉ mãi đến khi chụp X-quang thì các nhà khảo cổ mới phát hiện bí mật bên trong.

Sáng chế đầu tiên có mặt từ 4000 năm trước? Nguồn: bảo tàng Metropolitan

Qua bức tượng gỗ này, các nhà nghiên cứu tại bảo tàng Metropolitan, Egypt Independent đã thông tin rằng các robot đầu tiên gọi là “automaton” của người Ai Cập thời xưa hoạt động dựa trên việc sử dụng máy móc tự đẩy.

Các nhà khoa học ở bảo tàng đặt tên cho bức tượng tiên tiến mô phỏng con người là “Hathor”. Theo suy đoán, bức tượng này được tạo ra cách đây hơn 3.000 năm để mô phỏng Hathor, nữ thần tượng trưng cho tình mẫu tử, âm nhạc và ca hát trong văn hóa Ai Cập cổ đại.

Chắc chắn rằng cơ chế chuyển động thậm chí có thể gây ấn tượng trong xã hội hiện đại này, ở 3000, 4000 năm trước càng là một đột phá vĩ đại của người nghệ nhân sáng tạo nên nó.

Qua đó, người sáng tạo này sẽ được nắm giữ vị trí quan trọng trong xã hội Ai Cập và qua đó, nhiều khả năng sẽ đạt được sự bảo hộ của nhà vua/nữ hoàng để chế tạo độc quyền bức tượng cho vương triều trong thời gian vô hạn – một điều khá tương đồng với luật sáng chế hiện tại của Việt Nam ngoại trừ các yếu tố tàn bạo như nếu chế tạo sai hoặc làm phật ý nhà vua/nữ hoàng, người chế tạo sẽ bị tử hình.