Samsung là một ông lớn trong thị trường Hàn Quốc và quốc tế. Nền kinh tế Hàn Quốc được vực dậy vào cuối thế kỉ 20 phụ thuộc vào gã khổng lồ công nghệ này. Nổi tiếng với các sản phẩm công nghệ như đồ điện tử gia dụng, điện thoại thông minh; Samsung từng phải trải qua nhiều giai đoạn khó khăn với các sản phẩm của mình. Hãy cùng nhìn vào những điều mà không phải ai cũng hiểu khi nói về ông lớn Samsung này.

“Tam sao” Samsung

Cái tên dễ nhớ và có ý nghĩa đôi khi là bước đầu gây dựng nên thương hiệu. Nắm bắt được điều này, chủ tịch Lee Byung-chul đã biết rằng cái tên của tập đoàn phản ánh tham vọng và cốt lõi của tập đoàn đó. Theo tiếng Hàn, Sam có nghĩa hán là “tam” và sung là “sao” hay “tinh tú”; và ba gạch trong phần chữ 三星 (Samsung) thể hiện cho “sự to lớn, sự đông đảo và quyền lực”. Từ đó, cái tên Samsung đã được đăng kí nhãn hiệu.

Nghe có vẻ “lực” như vậy thế nhưng khởi điểm của Samsung lại chỉ là một công tư nhân buôn bán nhỏ lẻ liên quan tới mì sợi. Lúc ấy công ty Samsung chỉ có vỏn vẹn 40 nhân viên.

E:\samsung-logos-1993-before.jpg
Ba logo của hãng từ năm 1993 trở về trước. Ảnh: Android Authority

Từ đó tới nay, Samsung mới chỉ đổi logo của mình có ba lần. Biết đâu đây chính là ẩn ý, rằng mỗi lần Samsung đổi mình, nó lại đổi mình từ “to lớn” tới “đông đảo” và giờ là “quyền lực”

Tham vọng thống trị công nghệ thị trường của Samsung thực sự bắt đầu vào năm 1970. Sản phẩm đầu tiên về đồ điện tử của Samsung là sản phẩm ti vi đen trắng. Và sau đó nhấn thân vào mảng trò chơi điện tử di động và điện thoại cho xe hơi. Ti vi của Samsung có doanh thu khá khẩm; chiếc điện thoại cho xe hơi thì lại không may mắn như thế.

Sự nảy nổi của “Samsung Electronics”

Mặc dù bắt đầu làm đồ điện tử vào năm 1970, nhưng phải tới năm 1993, Samsung mới thực sự “chen chân” vào thị trường đồ điện tử tiêu dùng. Chủ tịch Lee Kun Hee thúc đẩy một phương thức sản xuất mới và lấy giá trị chất lượng làm cốt lõi cho các sản phẩm của mình. Có lẽ vị chủ tịch này vẫn chưa lượng được cái cam kết này “khoai” cỡ nào. Năm 1995, công ty Samsung bị chỉ trích về chất lượng sản phẩm nặng nề. Báo chí cũng nhận định rằng công ty này có xu hướng bảo thủ, không chịu đổi mới.

E:\Lee_Kun-hee.jpg
Chủ tịch Samsung – Lee Kun Hee. Ảnh: Android Authority

Nhằm khẳng định lời cam kết của mình, chủ tịch Lee Kun Hee đã tập hợp hàng loạt các sản phẩm điện tử; từ điện thoại cho tới máy fax, ti vi,… Sau đó ông và ban lãnh đạo đã tự tay phá hủy các “núi” sản phẩm. Hơn 50 triệu đô đã đi tong trong ngày hôm đó. Không chỉ vậy, ông Lee bắt hơn 2000 nhân viên chứng kiến. Từ ngày hôm đó trở đi, Samsung đã “lột xác”, trở thành một trong những ông trùm sỏ có ảnh hưởng trong khu vực và cả thế giới.

Một số sản phẩm “tiên phong” của Samsung

Samsung SCH-100

Ra đời vào năm 1996, đây là chiếc điện thoại đầu tiên sử dụng giao thức công nghệ CDMA. Trước khi 4g hay công nghệ LTE phổ biến như ngày nay, chiếc điện thoại này là một sản phẩm tân tiến và có khả năng kết nối vượt trội so với công nghệ đương thời là GSM. Có thể nói đây là bước chuyển mình đầu tiên từ sau “vũng lầy” 1995.

E:\sch-100-840x495.jpg
SCH-100, một bước đi “tiên phong của Samsung. Ảnh: Android Authority

Đồng hồ-điện thoại đầu tiên

Ngày nay, sự xuất hiện của Đồng hồ thông minh cho phép người dùng gọi điện thoại mà không phải dùng tới điện thoại của mình. Nhưng thực ra, bộ đồng hồ-điện thoại này đã xuất hiện từ năm 1999. Đó chính là mẫu sản phẩm SPH-WP10.

E:\The-Samsung-SPH-WP10-watch-phone-840x495.jpg
“Pip-boy” của Samsung. Ảnh: Android Authority

Sản phẩm này không chỉ theo dõi thời gian, mà còn có khả năng thực hiện cuộc gọi lên tới 90 phút đồng hồ. Không chỉ thế, thiết bị này còn có các phím định vị y hệt một chiếc điện thoại thông thường. Đặc biệt hơn, nó là một trong những dòng thiết bị đầu tiên có tích hợp khả năng cho phép người dùng thực hiện hiệu lệnh bằng giọng nói.

Những “bật mí” khác

E:\samsung-e1100.jpg
Samsung E1100 – Chiếc điện thoại “siêu sao” của Samsung. Ảnh: Android Authority

Chiếc điện thoại bán chạy nhất của Samsung lại là mẫu Samsung E1100. Dù chỉ sản xuất trong thời gian 2009-2012, nhưng chiếc điện thoại này đã đem lại doanh thu 150 triệu chiếc điện thoại bán ra cho Samsung. Đây cũng là chiếc điện thoại đứng top 8 điện thoại có doanh thu cao nhất thế giới.

E:\Google-building-sign-Lollipop-Android-statue-aa-840x472.jpg
Android – Một cú hời mà Samsung vô tình bỏ lỡ vào tay Google. Ảnh: Android Authority

Samsung từng có cơ hội mua đứt Android từ tay Google, tuy nhiên Samsung lại không làm. Vào năm 2004, đội lập trình viên của Android đã thuyết trình kêu gọi đầu tư. Đội ngũ này đã cực kì hi vọng vào sự đầu tư của công ty Samsung, nhưng rốt cục Samsung không hề hồi đáp lấy 1 lần. Có lẽ mặc dù Samsung luôn sẵn sàng “tiên phong” các chuẩn công nghệ mới, họ lại không ngờ được mức độ thành công mà Android đạt được bây giờ.

Samsung đã trải qua những thời khắc “thăng hoa” lẫn “va lầy”. Nhưng vượt qua tất cả, với tất cả ý chí theo đuổi công nghệ không ngừng, Samsung đã trở thành một trong những ông trùm của ngành công nghệ nói riêng và đẩy mạnh ngành kinh tế nói chung.

-Iron Castle-