Nhằm ngăn chặn bên nhượng quyền gây áp lực quá mức về các điều kiện hợp đồng vô lý và gây ra những tổn hại cho bên nhận quyền, chính phủ Thái Lan mới đây đã ban hành Nguyên tắc xem xét hành vi thương mại không lành mạnh với các doanh nghiệp nhượng quyền. Nguyên tắc này, được ban hành vào ngày 6 tháng 12 năm 2019 và sẽ có hiệu lực vào ngày 4 tháng 2 năm 2020, chỉ rõ những yêu cầu liên quan đến các điều lệ và quy định như Bộ luật Thương mại và Dân sự, Đạo luật Điều khoản Hợp đồng không công bằng trong hợp đồng và Quy định của Bộ trưởng lần thứ 25 về Đạo luật sáng chế.

Các quy định mới này nếu rõ hai nghĩa vụ đối với bên nhượng quyền: nghĩa vụ đưa ra bất kỳ thông tin quan trọng nào cho bên nhận quyền về vấn đề chuyển nhượng kinh doanh và nghĩa vụ về cấp quyền cho bên nhận để điều hành hoạt động về chuyển nhượng kinh doanh, nếu bên nhượng quyền quyết định nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền.
Mục đích
Những giới hạn của bên nhận quyền bao gồm việc buộc bên nhận quyền phải mua độc quyền các mặt hàng hoặc sản phẩm từ người điều hành kinh doanh; đặt thêm điều kiện đối với bên nhận quyền sau khi thỏa thuận đã được ký kết; ngăn chặn bên nhận quyền mua các sản phẩm và mặt hàng khác từ chủ doanh nghiệp khác với chi phí thấp; ngăn bên nhận quyền giảm giá cho người tiêu dùng hoặc bán sản phẩm và mặt hàng của họ với giá thấp khi sắp hết hạn; đưa ra các điều kiện phân biệt đối xử cho các bên nhận quyền mà không cần bất kỳ lý do nào.
Theo Franck Fougere, đối tác quản lý công ty luật Ananda Intellectual Property tại Bangkok, những quy định mới này chính là điều còn thiếu trong đạo luật cũ, vì chúng cần có hồ sơ về các thỏa thuận nhượng quyền thương mại ở Thái Lan, ông cho biết thêm. Quy định này tạo cơ sở cho Cục SHTT phản đối lại các điều khoản mà các cơ quan chức cho rằng chúng trái với quy tắc chung.
“Những nguyên tắc này nhằm bảo vệ bên nhận quyền trước những điều khoản và điều kiện có khả năng lạm dụng thỏa thuận nhượng quyền thương mại.” Ông nói thêm. “Đây là nỗ lực đầu tiên của Thái Lan nhằm giải quyết các điều khoản cụ thể có tác động chống các cá nhân không đăng ký nhãn hiệu cạnh tranh không lành mạnh. Nhìn chung, các thay đổi được đề xuất đang đi đúng hướng và hệ thống hóa được thực tiễn và tình trạng chung dưới chế độ với nhiều hạn chế như ở Hoa Kỳ và Châu Âu.”
Tầm quan trọng
Với những điều khoản mới; Fougere cho rằng những nguyên tắc mới giúp lãm rõ những gì được coi là không công bằng; hoặc có thể bị cấm bằng cách đưa ra các ví dụ. Ông nói thêm; điều này rất hữu ích bởi khuôn khổ chung; (cụ thể là Đạo luật Cạnh tranh thương mại năm 2017) không rõ ràng; và không giải quyết cụ thể các hành vi không công bằng; và hành vi chống cạnh tanh trong các thỏa thuận nhượng quyền.
“Những nguyên tắc này rất hữu ích vì chúng có hiệu lực chính xác đối với đạo luật chung; bên cạnh đó là các ví dụ về hành vi không công bằng.”
Ông nói thêm, “Các nguyên tắc này nghiêm cấm; ví dụ; bên nhượng quyền tham gia vào các hành vi thương mại cạnh tranh không lành mạnh; và có thể gây ra thiệt hại lớn cho bên nhận quyền: như việc thiết lập các điều kiện; đối với bên nhận quyền; mà không có lý do chính đáng; hay yêu cầu bên nhận quyền mua sản phẩm; và dịch vụ từ phía bên nhượng quyền; và các sản phẩm này không thuộc hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền; hoặc hạn chế bên nhận quyền giảm giá cho các sản phẩm dễ hư hỏng; hoặc đặt ra các điều khoản không công bằng; phân biệt đối xử giữa các bên nhận quyền mà không có lý do chính đáng.”
Fougere cho biết ông không nhận thấy có bất kỳ thách thức nào; ngoài việc đem lại lợi ích bảo hộ; và duy trì cho cả bên nhận quyền; bên nhượng quyền; bên cạnh đó là việc đưa ra kết quả có lợi liên quan đến các quy định mới này.
Hiệu quả
Đối chiếu với các quy tắc chuyển nhượng kinh doanh tại Hoa Kỳ và Châu Âu; Ủy ban Cạnh tranh Thương mại đã ban hành những nguyên tắc này; theo quy tắc của Đạo luật Cạnh tranh Thương mại của Thái Lan năm 2017.
Fougere nói: “Chúng ta có thể so sánh các quy định của nguyên tắc; với các luật hiện hành khác (cụ thể là luật cạnh tranh); và án lệ tại các quốc gia và vùng lãnh thổ khác tại Hoa Kỳ và Châu Âu. Tại Châu Âu; các hoạt động cạnh tranh không công bằng; được nêu chi tiết trong Quy chế miễn trừ theo khối của Ủy ban Châu Âu. Những nguyên tắc này của Thái Lan không hạn chế các thông lệ quốc tế; để bảo vệ tính cạnh tranh công bằng; và không gây phân biệt đối xử; mặc dù cẫn phải xem xét các nguyên tắc này được phản ánh thế nào; trong luật án lệ của Thái Lan trong tương lai.”
Ông cũng lưu ý thêm rằng vì Thái Lan nói chung rất cởi mở trong việc nhượng quyền thương mại. Trên thực tế; nhiều doanh nghiệp ở Thái Lan hoạt động dựa trên nhượng quyền thương mại từ nước ngoài; hoặc trong nước – các nguyên tắc mới không có khả năng gây tác động; đến những bên nhận nhượng quyền mới; hoặc những người đang thành lập doanh nghiệp mới ở Thái Lan; dù là công dân Thái Lan hoặc nước ngoài. Điều này chỉ đơn giản là làm rõ hơn mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền, ông nói thêm.
–Scottie–