Sắp kết thúc năm 2020 đầy “sóng gió”, nhưng số lượng các cuộc chiến pháp lý liên quan đến thời trang luôn vẫn ngừng gia tăng. Dưới đây là một số vụ kiện sở hữu trí tuệ gây “lùm xùm” nhất đã xảy ra trong ngành công nghiệp thời trang trong mười năm qua.
Năm 2010: Hells Angels và Alexander McQueen

Vào ngày 25/10/2010, Hells Angels đã đệ đơn kiện ông lớn Alexander McQueen vì hành vi vi phạm nhãn hiệu, cạnh tranh không lành mạnh và làm giảm uy tín thương hiệu đối với tên nhãn hiệu của câu lạc bộ xe mô-tô này và biểu tượng đầu lâu có cánh của họ. McQueen được biết đến với việc thường sử dụng đầu lâu trong các thiết kế của mình. Sau đó hai bên đã đi đến thỏa thuận. Alexander McQueen đồng ý thu hồi tất cả các sản phẩm liên quan đến Hells Angels; cũng như thu hồi và tiêu hủy bất kỳ hàng hóa nào đã được bán ra.
Năm 2011: Christian Louboutin và Yves Saint Laurent

Vào tháng 4/2011, thương hiệu giày cao cấp Christian Louboutin đã đệ đơn kiện Yves Saint Laurent (YSL) vì việc sử dụng phần đế giày màu đỏ gần giống với nhãn hiệu giày đế đỏ của Louboutin. Louboutin cho rằng giày của YSL có khả năng gây nhầm lẫn cho khách hàng. Sau một quá trình đấu tranh, cả hai bên đã thống nhất quyết định cho phép YSL sản xuất giày màu đỏ đơn sắc; trong đó, cả đế và toàn bộ phần bên ngoài của giày đều có màu đỏ. Bên cạnh đó, riêng phần đế đỏ của Louboutin vẫn được cấp quyền bảo hộ nhãn hiệu.
Năm 2012: Nike và Adidas

Vào năm 2012, Nike đã đệ đơn lên tòa án Đức chống lại Adidas. Nike cho rằng giày Primeknit của Adidas là xâm phạm bằng sáng chế Flyknit của Nike. Khi đó, tòa án phán quyết Adidas phải ngừng bán và sản xuất giày dệt kim Primeknit. Không lâu sau, người ta cho rằng công nghệ sản xuất giày dệt kim đã được sử dụng từ những năm 1940. Kết quả là thiết kế của Nike không đáp ứng được tính mới cần thiết để được cấp bằng sáng chế. Và bằng sáng chế của Nike bị coi là không hợp lệ ở Đức. Quyết định này hiện đang dẫn đến một cuộc chiến pháp lý về công nghệ giày dệt kim tại các tòa án Hoa Kỳ.
Năm 2013: Tiffany & Co. và Costco
Vào ngày 14/02/2013, Tiffany & Co. đã khởi kiện Costco về hành vi vi phạm nhãn hiệu; làm mất iệu; sản xuất hàng giả hàng nhái; cạnh tranh không lành mạnh; và các hành vi kinh doanh gian dối và lừa đảo liên quan đến việc sử dụng tên Tiffany cho nhẫn đính hôn không phải của Tiffany & Co. Trong đơn kháng cáo, Costco lập luận rằng từ Tiffany là một “thuật ngữ chung cho các thiết kế nhẫn; bao gồm nhiều ngạnh mảnh kéo dài lên trên từ đế để giữ một viên đá quý duy nhất”. Cuối cùng, phán quyết của tòa án nghiêng về phía Tiffany. Costco phải bồi thường gần 25 triệu đô la.

Năm 2014: Harley-Davidson và Urban Outfitters

Đầu năm 2014, Harley-Davidson đã đệ đơn kiện thương hiệu thời trang bán lẻ Urban Outfitters vì cố ý làm giả và cạnh tranh không lành mạnh. Harley-Davidson khẳng định rằng quần áo do Urban Outfitters bán đã vi phạm nhãn hiệu của họ theo hai cách. Thứ nhất, một số bộ quần áo có xuất xứ từ Harley-Davidson nhưng chúng đã được thiết kế lại mà không được sự cho phép. Thứ hai, một số sản phẩm dường như không phải là sản phẩm chính hãng của Harley-Davidson nhưng đã được bán dưới mác Harley-Davidson.
Hai bên đã đi đến thỏa thuận rằng Urban Outfitters phải ngừng sản xuất và phân phối bất kỳ sản phẩm nào mang logo của Harley-Davidson. Tuy nhiên, một lần nữa, Urban Outfitters lại bị kiện bởi Harley-Davidson vào năm 2017 cho thiết kế áo “Vintage Harley Davidson Tee”. Được biết, Urban Outfitters cũng đã từng phải đối mặt với nhiều vụ kiện bản quyền khác.
Năm 2015: H&M và Forever 21

Vào ngày 20 tháng 7 năm 2015, H&M đã đệ đơn kiện đối thủ cạnh tranh thời trang nhanh Forever 21 vì vi phạm bản quyền và cạnh tranh không lành mạnh. Cụ thể là Forever 21 đã sao chép thiết kế túi tote “Beach Please” của H&M. H&M đã yêu cầu Forever 21 ngay lập tức ngừng sản xuất, tiếp thị và bán phiên bản túi xách của mình; đồng thời trả cho H&M tất cả lợi nhuận mà công ty thu được từ việc bán chiếc túi này. Sau đó vụ kiện này đã được giải quyết bên ngoài tòa án.
Còn tiếp…
-Rùa-