Khi công nghệ phát triển tới mức các thiết kế thời trang có thể được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo (AI), một câu hỏi đặt ra là: Ai thực sự tạo ra những thiết kế này? Và ai sẽ sở hữu bản quyền của chúng?

Các thiết kế thời trang từ trí tuệ nhân tạo và vấn đề quyền SHTT.

Ứng dụng công nghệ học máy (machine-learning) trong lĩnh vực thời trang

Năm 2017, MIT Technology Review có bài viết dự báo “Amazon chưa đồng nghĩa với thời trang cao cấp, nhưng công ty có thể sẵn sàng dẫn đầu khi thay thế các nhà thiết kế bằng các thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI).” Năm 2020, Amazon vẫn chưa cạnh tranh được với những gã khổng lồ thời trang như Prada và Chanel.

Tuy nhiên, Amazon có tham vọng thống trị hầu như tất cả các khía cạnh của thị trường hàng tiêu dùng, bao gồm cả thời trang. Nhờ áp dụng “thuật toán tiếp cận đặc trưng” đối với lĩnh vực bán lẻ – chẳng hạn, một thuật toán tìm hiểu về một phong cách thời trang cụ thể từ hình ảnh hiện có và sử dụng thông tin đó để tạo các mặt hàng mới theo phong cách tương tự, nỗ lực của Amazon dường như đang phát huy tác dụng.

Amazon “ấp ủ” ý tưởng thiết kế thời trang bởi AI

Năm 2017, sáng kiến ​​AI dành riêng cho thiết kế thời trang của Amazon – một chương trình tạo ra các thiết kế may mặc (bằng một công cụ gọi là mạng đối nghịch tạo sinh- GAN) mà sau đó con người có thể sản xuất thực tế – vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển của Amazon có trụ sở tại California. 

Nói cách khác, công nghệ này dường như chưa sẵn sàng để tạo ra các thiết kế thời trang mà gã khổng lồ thương mại điện tử trị giá 1 nghìn tỷ đô la có thể thêm vào trang web thị trường rộng lớn của mình. Nhưng giả sử rằng nó thực sự đạt phát triển đến mức đó, điều này đặt ra một số câu hỏi thú vị về sự sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ. Cụ thể là: Ai thực sự tạo ra những thiết kế này? Và do đó, ai sở hữu bản quyền của chúng?

Bản quyền thuộc về ai?

Câu hỏi thứ hai có một câu trả lời tương đối đơn giản, vì có lẽ, bất kỳ sự sáng tạo nào xảy ra dưới mái nhà của bất kỳ phòng thí nghiệm nào của Amazon đều thuộc về Amazon. Đó là thực tế xảy ra sau các điều khoản phổ biến trong hợp đồng lao động, thường quy định rằng một người sử dụng lao động, chẳng hạn như Amazon, sở hữu bất kỳ tài sản trí tuệ nào mà nhân viên của họ tạo ra trong quá trình làm việc bình thường của họ. 

Ai/Cái gì tạo ra thiết kế?

Mặc dù khía cạnh này rất rõ ràng, nhưng một khía cạnh thú vị hơn nhiều đó là câu hỏi đặt ra: Ai (hoặc cái gì) là người tạo ra thiết kế trang phục? Nó có phải là AI đằng sau thuật toán? Nếu chúng ta xem xét câu hỏi này từ một góc độ pháp lý cụ thể, thì đó cũng là câu hỏi mà Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) đã xem xét và đưa ra quyết định về việc từ chối bằng sáng chế đặt tên người máy là nhà sáng chế / phát minh. Người máy này có tên gọi là DABUS, viết tắt của “Device for the Autonomous Bootstrapping of Unified Sentience”. Về mặt kỹ thuật, nó là một hệ thống AI chứa hai mạng thần kinh nhân tạo (giống như chương trình thiết kế thời trang của Amazon). 

Cách AI tạo ra các sáng chế

Được tạo ra bởi nhà khoa học vật liệu Tiến sĩ Stephen Thaler, DABUS hoạt động giống như sau: Một trong hai mạng thần kinh nhân tạo của nó được đào tạo với thông tin chung để tạo ra các ý tưởng và phát minh mới. Sau đó, những ý tưởng / phát minh đó được kiểm tra dựa trên mạng nơ-ron nhân tạo thứ hai, mạng lưới này sẽ đánh giá để xác định xem chúng có thực sự mới lạ hay không và tạo ra một phản hồi, sau đó được sử dụng để “thai nghén” và tạo thành những ý tưởng có tính mới, hữu dụng hoặc có giá trị nhất.

Kết quả của quá trình này, DABUS đã tạo ra nhiều thứ – từ thiết kế hộp đựng thực phẩm đến các quy trình kỹ thuật khác nhau – mà Tiến sĩ Thaler đã nộp đơn đăng ký bằng sáng chế. 

UPSTO không công nhận DABUS là một nhà sáng chế

Một đơn như vậy đã được nộp vào tháng 7 năm 2019 để đăng ký bảo hộ sáng chế và các quyền độc quyền tương ứng trong cho một sáng chế có tiêu đề “Thiết bị và phương pháp thu hút sự chú ý nâng cao”. Nhà phát minh duy nhất được liệt kê trong đơn đăng ký bằng sáng chế là DABUS, khiến USPTO từ chối cấp bằng sáng chế trên cơ sở luật bằng sáng chế của Hoa Kỳ yêu cầu nhà phát minh phải là thể nhân và do đó, một thực thể trí tuệ nhân tạo không phù hợp với dự luật. 

Theo UPSTO, AI không thể là một nhà sáng chế. Ảnh: businessinsider

Trong một quyết định được viết bởi Robert Bahr, Phó Ủy viên về Chính sách Kiểm tra Bằng sáng chế và được ban hành vào cuối tháng 4, USPTO khẳng định rằng việc giải thích các nhà sáng chế bao gồm máy móc sẽ mâu thuẫn với các quy chế về bằng sáng chế đề cập đến con người và cá nhân.

Nhà sáng chế phải là con người

Quyết định này của UPSTO rõ ràng đã khiến các nhà sáng chế AI như DABUS và các nhà thiết kế thời trang AI của Amazon “khỏi bàn” khi đề cập đến các biện pháp bảo hộ sáng chế (giả sử bất kỳ thiết kế thời trang nào của Amazon có đủ khả năng đạt điều kiện để được bảo hộ). Theo Jennifer B. Maisel của Rothwell Figg, người chuyên về sự giao thoa giữa trí tuệ nhân tạo và luật pháp, quyết định của USPTO để ngỏ khả năng đặt tên một nhà sáng chế là con người liên quan đến một sáng chế do AI tạo ra.

Trong vấn đề hiện tại, USPTO không đưa ra bất kỳ quyết định nào liên quan đến ai hoặc cái gì thực sự tạo ra sáng chế được yêu cầu trong đơn đăng ký. UPSTO chỉ đơn thuần cho rằng một nhà sáng chế phải là một “người thật” – cho dù đó là một nhà khoa học như Thaler hay một nhà thiết kế thời trang ngoài đời thực. 

Vai trò của con người trong sáng chế của AI

Theo Maisel, có rất nhiều cách mà một người có thể đóng góp vào việc hình thành một phát minh AI, chẳng hạn như: phát triển các kỹ thuật để thu thập và định dạng dữ liệu đào tạo, giao nhiệm vụ cho một hệ thống AI, lấy đầu vào, sử dụng kết quả đầu ra của hệ thống AI, thiết kế thuật toán được sử dụng bởi công cụ AI hoặc áp dụng dữ liệu đào tạo mới thu được theo cách sáng tạo cho công cụ AI.

Khi AI ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong các ngành công nghiệp, chẳng hạn như Amazon, điều này dẫn đến rất nhiều vấn đề thú vị, và sở hữu trí tuệ là một trong số đó. Chắc hẳn vấn đề này sẽ được lặp lại trong tương lai. Và liệu khi đó, quyết định của UPSTO có thay đổi hay không?

– Rùa –