Với việc các vụ hỏa hoạn tăng lên chóng mặt trong xã hội, nhu cầu có một giải pháp kịp thời nhằm giải quyết tình trạng trên đang được nhiều người tìm kiếm. Theo đó, mới đây, nhà máy Z113 đã sáng chế máy bay chữa cháy không người lái nhằm giúp người dân có thể sinh sống an toàn hơn, biết được rằng công tác cứu hộ áp dụng các biện pháp tân tiến nhất.

So với các phiên bản nước ngoài, phiên bản của nhà máy Z113 có sự cải thiện hơn rõ rệt, đặc biệt thể hiện rõ ở giá thành bán ra, rẻ hơn 4 lần so với bản tương tự ở nước ngoài.

Vốn dự án sản xuất, sáng chế máy bay chữa cháy không người lái được bắt đầu từ tháng 4 năm 2021.

Thời điểm đó, nhà máy Z113 (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang) quyết định chế tạo sản phẩm trái ngạch so với các sản phẩm thông thường của mình là sản xuất vũ khí, đạn dược,… để tạo nên sản phẩm cứu hộ phục vụ cho đời sống nhân dân.

Cụ thể, dự án sản xuất máy bay này tập trung chủ yếu vào công tác cứu hộ ở các tòa nhà chung cư cao tầng, cụ thể là từ tầng 20 trở lên – độ cao mà các xe thang cứu hỏa thông thường khó thể đạt đến.

Ngoài khu đô thị, máy bay chữa cháy cũng nhằm mục đích di chuyển và tiếp cận đến với các khu cháy rừng ở ngoài thành phố, nơi mà các xe cứu hỏa khó thể đi đến.

Máy bay chữa cháy không người lái

Quy trình tạo nên máy bay chữa cháy không người lái được phân chia cẩn thận.

3 nhóm bao gồm 12 sĩ quan của phòng kỹ thuật là những nhân tố chính sáng chế nên thiết bị này, bao gồm nhóm điện, điều khiển ba người; nhóm cơ khí bốn người; nhóm vũ khí đạn ba người cùng một phó nhóm, một chỉ huy.

Nhà máy Z113 dựa trên nguyên mẫu sẵn có của các sản phẩm, thiết bị tương tự ở nước ngoài để thiết kế bản vẽ, sơ đồ khí động học cho máy bay cứu hộ.

Nhà máy Z113 sáng chế máy bay chữa cháy không người lái. Ảnh: Gia Chính/VnExpress

Theo kỹ sư Trần Văn Sang, khí động học, cân bằng đã được tính toán trong bản thiết kế.

Tuy nhiên, khi thực tế bắt tay vào làm thì nhóm đã phải thay đổi nhiều yếu tố.

Các chi tiết nhỏ như cách nối dây điện, cách lắp pin cũng cần phải bàn bạc lại, tốn một lượng thời gian đáng kể để thay đổi phù hợp cho đặc trưng của thiết bị.

Cuối cùng, sau 6 tháng, bản nguyên mẫu đã được đưa ra với trọng lượng 44kg, tải trọng 20kg.

Ở lần bay đầu tiên, thiết bị hoạt động được 20 phút, tốc độ bay tối đa 70 km/h, trần bay 500 m, tầm phóng hiệu quả có thể xuyên phá lớp kính dày 10 mm là 30 m. Chỉ mất 5-10 phút để một người vừa nạp đạn vừa điều khiển thiết bị bay.

Tưởng chừng sản phẩm đã hoàn thiện, sau khi vận hành được một vài lần thì có một sai sót nghiêm trọng về rò rỉ điện được phát hiện. Sau đó nhóm đã lại phải tháo dỡ từng bộ phận, lập lại kế hoạch để sửa lại thiết bị trước khi nộp báo cáo cuối cùng.