“Nhãn hiệu sau khi bảo hộ tại sao lại cần phải gia hạn nữa?” là câu hỏi mà nhiều chủ sở hữu nhãn hiệu thường phản hồi đối với lời chào gia hạn nhãn hiệu của các chuyên viên tư vấn luật. Đối với các cá nhân, tổ chức cần gia hạn nhãn hiệu trong thời điểm hiện tại thì tức là nhãn hiệu của họ đã được nộp từ 10 năm trước và thời điểm đó quyền SHTT vẫn chưa được phổ biến như hiện tại. Qua đó, họ đăng ký xác lập quyền đối với nhãn hiệu nhưng có thể chưa hoàn toàn nắm rõ quyền cũng như yêu cầu giữ vững quyền đối với nhãn hiệu của họ. Vậy, mục đích của việc gia hạn nhãn hiệu tại Việt Nam là gì?

Căn cứ Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu (trademark) là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Để sở hữu quyền đối với nhãn hiệu, người nộp đơn cần đăng ký nhãn hiệu, trải qua quá trình thẩm định để đảm bảo rằng không có nhãn hiệu trùng hay tương tự, bất kể là đã đăng kí hoặc đang trong trạng thái duyệt mà có ngày nộp đơn trước so với đơn đăng ký nhãn hiệu.

Qua đó, nếu không có vấn đề gì phát sinh và người nộp đơn đã trả đầy đủ phí đăng kí, họ sẽ được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và chính thức trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu.

Mục đích của việc gia hạn nhãn hiệu tại Việt Nam. Coca Cola – một trong những thương hiệu lâu đời nhất trên thế giới xác lập quyền của mình thông qua việc gia hạn nhãn hiệu

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt nam, nhãn hiệu đăng ký chỉ có hiệu lực bảo hộ là 10 năm kể từ ngày nộp đơn chứ không phải vĩnh viễn như nhiều người lầm tưởng.

Hết 10 năm, chủ sở hữu nhãn hiệu cần gia hạn nhãn hiệu để gia hạn hiệu lực của nhãn hiệu thêm 10 năm nữa.

Việc gia hạn này cần được thực hiện liên tục trong suốt vòng đời của nhãn hiệu.

Để gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn. Trường hợp chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí gia hạn hiệu lực theo quy định trước khi nhãn hiệu hết hạn hoặc trong thời gian ân hạn 6 tháng sau khi nhãn hiệu hết hiệu lực thì văn bằng bảo hộ sẽ bị chấm dứt hiệu lực.

Trong trường hợp này, chủ sở hữu cần phải đăng ký nhãn hiệu lại từ đầu, vừa tốn kém tiền bạc, chi phí, cũng như thời gian bởi nhãn hiệu trên sẽ lại phải trải qua một vòng thẩm định mới như đăng ký ban đầu.

Gia hạn hiệu lực nhãn hiệu tại Việt Nam

Theo điểm a khoản 19 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm đối với toàn bộ hoặc một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ.

Như vậy, cứ sau 10 năm kể từ ngày được cấp, chủ sử dụng nhãn hiệu phải gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu nếu muốn sử dụng tiếp. Hiện tại, theo quy định thì nếu nộp đơn xin gia hạn chậm trong vòng 6 tháng sau khi nhãn hiệu hết hạn thì chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ phải nộp thêm 10% lệ phí gia hạn muộn cho mỗi tháng.

Qua đó, thay vì phải chịu phạt, thậm chí mất đi quyền đối với nhãn hiệu chỉ vì việc quên mất thời hạn gia hạn thì chủ sở hữu nhãn hiệu tốt nhất nên sử dụng dịch vụ của một công ty luật uy tín để được thông báo về việc gia hạn nhãn hiệu, từ đó quyết định bước đi tiếp theo.