Monopoly (tạm dịch: Độc quyền) là một bộ trò chơi nổi tiếng thuộc quyền sở hữu của công ty Hasbro. Từng trải qua nhiều lần trắc trở với những lần đăng ký sáng chế và nhãn hiệu, cuối năm 2019, Hasbro thực sự đánh mất quyền sở hữu nhãn hiệu Monopoly tại Châu Âu.

Sơ lược lịch sử Monopoly

Có lẽ Monopoly không thực sự thân thuộc với người Việt bằng “Cờ Tỷ Phú” hay “Cờ Phú Ông”. Đây là một trò chơi tương đối quen thuộc vì lối chơi dễ nhớ và thú vị. Nhưng trước đây Monopoly lại có một nguồn gốc tương đối bất ngờ.

Thuở sơ khai

C:\Users\admin\Desktop\BoardGamePatentMagie.png
Bộ cờ chủ đất (The Landlord’s game), được cấp bắng sáng chế ngày 5/1/1904.

Vào năm 1903, trò chơi chủ đất ra đời. Được thiết kế và hoàn chỉnh bởi Lizzie Magie, đây là một bộ “trò chơi” mang tính chất phổ biến và đơn giản hóa cơ chế thuế nhà đất Hoa Kỳ. Bà cho rằng nếu có cách nào để có thể minh chứng rõ ràng cơ chế luật thuế đất Hoa Kỳ, thì cách dễ nhất là dùng trò chơi.

Trò chơi này vẫn còn được cải tiến thêm nhiều phiên bản và luật chơi sau này. Trong đó một luật được yêu thích bậc nhất nước Mỹ đó là luật đấu thầu đất. Qua bộ luật đấu thầu, tất cả người chơi sẽ phải tham gia đấu thầu đối với mảnh đất; người trả giá cao nhất sẽ có quyền sở hữu khuông đó. Qua đó, trò chơi đơn giản là nhảy ô và nộp thuế giờ có sự cạnh tranh tài chính.

Trò chơi chủ đất này mau chóng lan rộng khắp cả các nước phương Tây. Mỗi quốc gia đều có cái tên gọi riêng cho trò chơi này. Ví dụ như trò chơi tài chính, trò chơi thỏ và cáo (Anh Quốc). Nhiều người áp dụng trò chơi này vào việc dạy học ở các trường đại học, nhờ đó mà cộng đồng người biết đến trò chơi không chỉ là những người quan tâm tới nhà đất và thuế.

Hình thành cho tới nay

C:\Users\admin\Desktop\DarrowPage1.png
Bộ trò chơi theo thiết kế của Charles Darrow (phần bản đồ)

Sau này, trò chơi được thiết kế lại bởi Charles Darrow. Ông đã thêm vào hai chức năng quan trọng: Chance (khí vận) và Community Chest (tài chính). Bản thiết kế của Darrow còn bao gồm những tính năng đặc biệt hơn như nhà tù, chỗ đỗ xe miễn phí, giá trị gia tăng khi sở hữu nhiều ga tàu/bến xe,…

C:\Users\admin\Desktop\DarrowPage1.png
Bộ trò chơi theo thiết kế của Charles Darrow (phần con lắc và biểu tượng)

Bản thiết kế này chính là bản thiết kế làm nền tảng cho trò chơi Monopoly ngày nay. Hiện tại bản quyền Monopoly thuộc về công ty Parker Brothers, công ty con của Hasbro.

Chênh vênh lúc đăng kí nhãn hiệu

Monopoly đã có một khởi đầu tốt và có nhiều người biết đến. Nhưng khi Charles Darrow nộp ý tưởng của mình lên Parker Brothers, ý tưởng này bị từ chối nhiều lần. Lý do mà Parker Brothers đề cập là “trò chơi quá đỗi phức tạp”. Có lẽ họ chưa từng biết về nguồn gốc và mục đích ban đầu trò chơi là gì, có lẽ cũng biết rõ lối chơi nó từng phức tạp cỡ nào.

Năm 1935, sau khi nghe tin về độ thành công về doanh thu của bộ trò chơi Monopoly, Parker Brothers đột nhiên “quay ngoắt” liên lạc lại với Darrow. Vào ngày 8/3, sau một cuộc họp ở New York, Parker Brothers đã mua bản quyền “Monopoly”. Công ty cũng đồng thời hỗ trợ Darrow đăng ký sáng chế. Một tháng sau, họ mới biết đến trò chơi chủ đất của Magie; lúc này Magie đã tái đăng ký sáng chế vào năm 1924. Khi đề cập vấn đề này với Darrow, ông khăng khăng rằng mình mới là người đầu tiên sáng chế ra trò chơi này, mặc kệ trò chơi chủ đất của Magie. Parker Brothers từng nhiều lần có ý định mua lại sáng chế của Magie để đảm bảo tính an toàn thương mại, song lại không làm.

Cuối năm 1935, giám đốc của Parker Brothers, Robert Barton biết thêm về trò chơi tài chính (một phiên bản khác của trò chơi chủ đất) và một lần nữa đề cập nó với Darrow. Lúc này Darrow mới thừa nhận mình đã chỉnh sửa một vài yếu tố từ trò chơi gốc. Darrow buộc phải trao toàn quyền sở hữu sáng chế cho Parker Brothers; nhằm tránh phải có trách nghiệm bồi thường trước việc làm “đạo nhái” của mình.

Đăng kí nhãn hiệu và vươn ra toàn thế giới

Đã đăng ý nhãn hiệu vào năm 1935, thêm toàn quyền sở hữu sáng chế, Parker Brothers mau chóng xuất bản ra ngoài thị trường Mỹ. Mỗi phiên bản Monopoly được tùy chỉnh cho phù hợp với quốc gia mà nó được xuất bản. Ví dụ như ở Mỹ thì sẽ có tên các phố ở Mỹ, Anh thì các phố nước Anh,…

Công ty Parker Brothers đã hợp tác với công ty Waddington đăng ký và xuất bản ra toàn Châu Âu. Monopoly nổi tiếng tới mức, ngay cả ở những nước phát xít như Ý và Đức, trò chơi được chào đón rộng rãi; tuy trò có vài chỉnh sửa sau thế chiến thứ hai. Cũng trong thế chiến thứ hai, bộ Monopoly còn được Waddington sản xuất đi kèm lụa, la bàn, tài liệu và tiền mặt để trao đổi trong thời chiến. Nó cũng có thể là vật trao đổi giữa các tù nhân chiến tranh.

Đánh mất nhãn hiệu tại Châu Âu

Monopoly được tái đăng kí cho các nhóm hàng 9.16.28 và 41 theo phân nhóm Nice hồi năm 2010. Đơn này gặp phải sự phản đối dữ dội đến từ Kreativini Dogadaji. Họ cho rằng Hasbro đã đăng ký một cách thiếu trung thực.

Theo bộ luật Sở hữu trí tuệ Châu Âu, nhãn hiệu sẽ được voi là vô hiệu nếu được đăng ký một cách thiếu trung thực. Các yếu tố để đánh giá thường tùy vào các vụ án khác nhau, nhưng 3 tiêu chí sau luôn được cân nhắc:

  • Người nộp đơn biết rằng có bên thứ ba đang sử dụng một nhãn hiệu tương tự cho sản phẩm dịch vụ của nó.
  • Người nộp đơn có ý định ngăn ngừa bên thứ ba sử dụng nhãn hiệu.
  • Độ phù hợp pháp lý của nhãn hiệu bên thứ ba.

Hội đồng Sở hữu trí tuệ Châu Âu nhận thấy rằng Hasbo đã đăng ký ba lần liên tiếp nhãn hiệu Monopoly này. Dù tất cả đều được chấp thuận, nhưng với mỗi đơn đăng ký, Hasbro lại “lén” cài thêm một vài sản phẩm dịch vụ khác mà hãng không đả động đến. Như vậy có nghĩa là hãng muốn “chặn đầu’ một bên nào đó sử dụng nhãn hiệu này.

Phản bác lại, Hasbro nói rằng phương thức này được nhiều công ty và tập đoàn lớn ở Châu Âu áp dụng. Dù đúng là như vậy, song về mặt pháp lý, thì phương pháp tài đăng ký nhiều lần này đang được coi là “lách luật”. Do đó Hasbro mất trắng thương hiệu Monopoly tại thị trường Châu Âu.

Tạm kết

Hasbro chắc chắn sẽ không để yên cho nhãn hiệu nổi tiếng này rời khỏi tay mình. Nhưng hiện tại, Monopoly đang là một “quả trứng vàng” với thị trường Châu Âu, nhất là khi Hasbro vừa bị “phế truất” khỏi ngôi vị.

-Iron Castle-