Để đăng ký thành công nhãn hiệu với Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO), người nộp đơn phải đáp ứng một số yêu cầu pháp lý khác nhau. Trong số đó, có một yêu cầu tương đối phức tạp được gọi là yêu cầu “Sử dụng trong Thương mại.” Tuy phức tạp nhưng đây là một yêu cầu cần thiết cho việc đăng ký thành công nhãn hiệu với Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO)

“Sử dụng trong Thương mại’ là gì?

Luật Nhãn hiệu Hoa Kỳ (15 U.S.C. §1127) yêu cầu nhãn hiệu phải được sử dụng thực tế trong thương mại (“commercial use”). Cho dù chủ nhãn hiệu đang bán hàng hóa hay dịch vụ, họ nhất định phải có mục đích thương mại thực tế. Hơn nữa, về nguyên tắc, luật không cho phép trữ sẵn một nhãn hiệu nào đó để có thể sử dụng sau này mà cần phải là nhãn hiệu phải đang hoạt động. 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải tham gia vào hoạt động thương mại do Quốc hội Hoa Kỳ quy định. Yêu cầu này thật ra không thật sự nghiêm ngặt lắm vì hầu hết hàng hóa và dịch vụ đều đủ điều kiện theo quy định của Quốc hội miễn là chúng được tiếp thị hoặc bán ở các tiểu bang. Sở dĩ có quy định này là do chính phủ liên bang có quyền điều chỉnh thương mại giữa các tiểu bang. Đáng chú ý, hầu hết hàng hóa hoặc dịch vụ được bán trong một tiểu bang vẫn được coi là đáp ứng định nghĩa của thương mại liên quan tới nhiều bang (“interstate commerce”) và do đó, vẫn được bảo hộ nhãn hiệu liên bang.

Luật Nhãn hiệu Hoa Kỳ: Yêu cầu về “Sử dụng trong Thương mại”

Các quyền theo đúng luật thông thường bị giới hạn sử dụng trong phạm vi địa lý, do đó, các doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi nếu họ cung cấp hàng hóa và dịch vụ của họ trên cơ sở rộng rãi. Tuy nhiên, ở cấp độ liên bang, người nộp đơn vẫn cần tuân thủ yêu cầu sử dụng hợp pháp. Các cơ quan luôn kiểm tra vấn đề hợp pháp của nhãn hiệu. Do đó, vấn đề sử dụng hợp pháp thường chỉ nảy sinh trong các trường hợp có tranh chấp về quyền ưu tiên.

Các yêu cầu về “Sử dụng trong Thương mại” đáp ứng cho Luật nhãn hiệu

Về dịch vụ, việc sử dụng nhãn hiệu phải liên quan đến việc bán hoặc quảng cáo dịch vụ được cung cấp trong thương mại. Người nộp đơn không bắt buộc phải chỉ định loại hình thương mại mà nhãn hiệu được sử dụng trong đơn đăng ký của mình.

Một điểm quan trọng nữa là sử dụng trong thương mại phải là sử dụng hợp pháp. Nếu không sử dụng hợp pháp, một bên không thể thiết lập quyền ưu tiên đối với nhãn hiệu.

Hơn nữa, việc sử dụng trong thương mại sẽ linh với các ngành khác nhau, có thể bao gồm các hoạt động bán hàng trên thị trường thử nghiệm hoặc các mặt hàng dược phẩm đang được nghiên cứu trong một công ty đang chờ FDA chấp thuận.

Làm thế nào để có thể bảo vệ một nhãn hiệu để sử dụng cho mục đích thương mại trong tương lai?

Đối với các doanh nghiệp đang cân nhắc một chiến dịch xây dựng thương hiệu và nỗ lực thương mại khác trong tương lai sẽ có thể bối rối trước yêu cầu Sử dụng trong Thương mại của Luật Nhãn hiệu. Câu hỏi đặt ra “Liệu có phải đợi tới khi sản phẩm hoặc dịch vụ được bán để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu không?”

Câu trả lời là “Không”.  Doanh nghiệp có thể hành động ngay để bảo vệ nhãn hiệu của mình bằng cách nộp tới USPTO một mẫu đơn gọi là “Intent-To-Use trademark application” (ITU) nhằm đăng ký một nhãn hiệu chưa được sử dụng trong thương mại. Đơn ITU là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng bảo vệ lợi ích của mình. Người nộp ITU chỉ cần có ‘ý định trung thực’ để sử dụng nhãn hiệu được đề xuất và không bắt buộc phải chứng minh mục đích Sử dụng trong Thương mại thực tế tại thời điểm nộp đơn. Nếu đơn ITU được USPTO chấp nhận, người nộp đơn có thể sử dụng nó làm cơ sở để bảo vệ một số quyền trong tương lai. Tuy vậy, người nộp đơn sẽ không được nhận đầy đủ quyền đối với nhãn hiệu cho đến khi thực sự bắt đầu các hoạt động thương mại.