Tổng quan
Vào năm 1964, cặp vợ chồng Ông Pornsit Sriorathaikul và Giáo sư Sunee Sriorathaikul đã thành lập Tập đoàn Beauty Gems (Beauty Gems). Sau đó, họ lập một hộ kinh doanh nhỏ xuất khẩu đồ trang sức và đá quý ở Bangkok, Thái Lan. Với cam kết sản xuất ra những món đồ trang sức và đá quý đẹp; có chất lượng cao; giá cả cạnh tranh với thị trường quốc tế; công việc kinh doanh của họ tăng trưởng nhanh chóng bằng cách tận dụng sự nổi lên đồng thời của ngành công nghiệp trang sức và đá quý Thái Lan.
Năm 1973, Beauty Gems đã mở nhà máy sản xuất đầu tiên với mức vốn 3 triệu bạt; công ty lúc đó gồm 300 nhân công. Năm 1983, số lượng nhân viên của công ty đã tăng lên gấp đôi; với số vốn lên tới 13,5 triệu bạt. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về kim cương theo yêu cầu, Beauty Gems đã đa dạng hóa nhiều mặt và vào năm 1990. Họ đã thành lập thêm hai công ty con cung cấp kim cương với chất lượng hàng đầu. Tập trung vào thị trường xuất khẩu ngay từ khi bắt đầu, Beauty Gems hiện tại là nhà xuất khẩu trang sức và đá quý lớn nhất Châu Á với hơn 3500 nhân viên và doanh thu trên 5 tỉ bạt.
Công ty có thể nói là nhà thầu phụ một cửa. Công ty kết hợp công nghệ hiện đại với nghề thủ công để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về gia công; thiết kế và sản xuất đồ trang sức. Kể từ khi Beauty Gems trở thành một nhà bán buôn, có rất nhiều sản phẩm xuất khẩu không được bán dưới nhãn hiệu của công ty. Thay vào đó, chúng được bán bằng tên khách hàng của họ.

Nghiên cứu và phát triển (R&D)
Nghiên cứu và phát triển (R&D) liên tục luôn là một phần trong sự thành công của Beauty Gems. Công ty chú trọng đến tính độc đáo trong các thiết kế của sản phẩm. Mỗi một thị trường đều khác nhau; công ty luôn nghiên cứu các phong cách phổ biến ở thị trường mục tiêu. Từ đó , họ có thể thiết kế các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Cách tiếp cận này đã tạo điều kiện cho sự thành công của công ty ở bất cứ thị trường nào. Một trong số nơi thành công nhất đó là Nhật Bản.
Beauty Gems dành thời gian để nghiên cứu loại thiết kế có thể thu hút người tiêu dùng Nhật Bản. Đây là lý do mà họ trở thành công ty trang sức Thái Lan đầu tiên tiến vào thị trường Nhật Bản. Hiện tại họ đang là nhà xuất khẩu đá quý và trang sức hàng đầu tại Nhật Bản.
Chiến lược nghiên cứu và phát triển
R&D giữ một vai trò quan trọng trong văn hóa tập thể của toàn bộ công ty. Bởi vì năng lực R&D của họ bắt nguồn từ kiến thức và kỹ năng của các nhân viên. Beauty Gems luôn chú trọng đào tạo nội. Mục đích là để truyền lại kỹ năng và tay nghề của nhân viên trước cho nhân viên tiếp theo. Việc làm này sẽ đảm bảo một lực lượng có tài năng và sức sáng tạo cao. Công ty đã cung cấp khóa học giới thiệu về tay nghề theo các chương trình hợp tác song phương với các cơ quan chính phủ; cung cấp chương trình đào tạo đặc biệt cho nhân viên được thực hiện bởi các chuyên gia quốc tế; và một nhà tài trợ chính của Văn phòng Quỹ Nghiên cứu Thái Lan.
Bộ phận R&D của Beauty Gems cũng cải tiến sự đổi mới trong lực lượng lao động của mình. Họ khuyến khích nhân viên tham gia vào các cuộc thi thiết kế và sản xuất; ngoài ra còn giáo dục họ về tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ (IP) và quyền sở hữu trí tuệ (IPRs). Công ty cũng đề cao tầm quan trọng của việc thiết kế và thông tin sáng chế khi nghiên cứu các sản phẩm; công nghệ và quy trình mới.
Quản lý IP: Nhãn hiệu, Thiết kế công nghiệp, Bản quyền và Bí mật thương mại
Thiết kế công nghiệp
IPRs đóng vai trò quan trọng đối với Beauty Gems. Điều này được nhấn mạnh trong chiến lược quản lý IP duy nhất của công ty. Chiến lược này được chia là hai loại: IP thuộc sở hữu của công ty; và IP thuộc sở hữu của khách hàng.
Từ năm 1999, công ty đã nộp đơn xin bảo hộ cho các nhãn hiệu và thiết kế công nghiệp của mình với Cục sở hữu trí tuệ Thái Lan (DIP Thailand). Công ty cũng bảo vệ bản quyền cho tất cả chất liệu liên quan đến sự phát triển; tiếp thị của sản phẩm. Chiến lược cho phép công ty nhấn mạnh chất lượng sản phẩm và cải tiến so về cạnh tranh giá cả. Điều này giúp nâng cao hình ảnh tập thể của công ty; xây dựng lòng trung thành của khách hàng và thu hút nhiều hơn sự đầu tư. IPRs cũng làm giảm nguy cơ sao chép từ các đối thủ cạnh tranh. Đồng thời công ty cũng có thể tận dụng khoản đầu tư R&D thông qua việc bán; hoặc cấp phép IPRs của mình cho người khác.
Bản quyền và Bí mật thương mại
Đối với IP thuộc sở hữu của khách hàng, Beauty Gems coi việc bảo vệ IP là một phần thiết yếu trong chiến lược kinh doanh của mình. Họ thực hiện điều đó một cách tốt nhất để bảo vệ các thiết kế và bí mật thương mại. Đây cũng chính là nhân tố quan trọng trong việc thiết lập danh tiếng mạnh mẽ. Các sản phẩm trang sức của công ty phụ thuộc vào tay nghề và thiết kế để bán; và ngành công nghiệp trang sức và đá quý có tính cạnh tranh cao.
Beauty Gems thấu hiểu điều này. Bất cứ khi nào được ủy quyền tạo nên một sản phẩm mới cho khách hàng; bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp; các thiết kế hay bất cứ thông tin nào giúp nhận ra về dòng sản phẩm mới đều không được để lộ cho đến khi sản phẩm đó được đưa ra thị trường. Chiến lược đã rất thành công. Xuyên suốt toàn bộ lịch sử, không có trường hợp vi phạm IPRs nào đối với các thiết kế hoặc tên các sản phẩm của khách hàng. Điều này đã thúc đẩy lòng trung thành của các khách hàng một cách đáng kể.
Công ty cũng rất hứng thú với nhiều hoạt động kinh doanh lặp lại và quảng cáo truyền miệng. Việc làm này giúp duy trì thành công ngay cả trong thời gian khó khăn; chẳng hạn như cuộc khủng hoảng kinh tế Thái Lan năm 1997. Hành động trên cũng giúp sửa lại hình ảnh xấu xuất hiện trong nền công nghiệp đá quý và trang sức Thái Lan; gây ra bởi những kẻ thương nhân vô đạo đức khi săn những khách hàng có ít hiểu biết.
Thương mại hóa
Beauty Gems có 4 nhà máy hiện đại với trang thiết bị tiên tiến. Công ty muốn tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, nhanh và hiệu quả. Những nhà máy này sở hữu đội ngũ thợ thủ công lành nghề; và có thể cung cấp các đơn đặt hàng từ một đến hàng nghìn sản phẩm. Bởi vì Beauty Gems là một nhà bán buôn hướng tới xuất khẩu; 90% sản phẩm của họ là dành cho thị trường nước ngoài. Hầu hết các sản phẩm được tiếp thị bởi khách hàng dưới tên nhãn hiệu của họ.
Các sản phẩm được bán trực tiếp bởi Beauty Gems cũng được tiếp thị trên thị trường quốc tế . Ví dụ, công ty TNHH Beauty Gems Mỹ xử lý tất cả công việc kinh doanh tại Hoa Kỳ; và các sản phẩm của công ty được tiếp thị tại Nhật Bản được bán dưới nhãn hiệu “Lien d’Amour”. Trong nước, Beauty Gems tiếp thị các sản phẩm dưới tên công ty và nhãn hiệu Beauty Diamond tại 16 địa điểm xuyên suốt Thái Lan.
Kết quả kinh doanh
Sự kết hợp giữa nhà thầu một cửa với cam kết bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đã giúp cho Beauty Gems trở thành một trong những nhà sản xuất lớn nhất tại Châu Á về kinh doanh đá quý và trang sức. Triết lý của công ty đã xây dựng nên danh tiếng. Rất nhiều thương hiệu trang sức nổi tiếng trên thế giới tin tưởng Beauty Gems nhờ vào hợp đồng phụ của công ty. Công ty đã phát triển từ một hộ kinh doanh trở thành nhân tố quan trọng trong thị trường quốc tế, với những sản phẩm được bán tại các thị trường lớn như Pháp, Đức, Hồng Kong, Nhật Bản, Ả Rập, Thụy Sĩ và Hoa Kỳ. Mỗi năm, Beauty Gems xuất khẩu 4 tỉ bạt về giá trị sản phẩm.
Sự thành công của Beauty Gems được thừa nhận trong nhiều bối cảnh. Ví dụ như nhận được Giải thưởng Thiết kế Kim cương Hong kong năm 1999; Giải thưởng “Thương hiệu của Thái Lan” từ Thủ tướng Chính phủ vào năm 1999; và Giải thưởng cho nhà xuất khẩu tốt nhất từ Thủ tướng Thái Lan năm 2004. Công ty còn nhận được chứng nhận IOS 9001 vào năm 2002, công nhận hệ thống quản lý chất lượng.
Năm 1996, công ty đã tạo ra mô hình 1:10 của Royal Barg Suphannathong (Thiên nga vàng) được trang trí với những viên đá quý trong lễ kỷ niệm 50 năm ngày lên ngôi của nhà vua Bhumipol. Sự kiện này cần đến 40 thợ thủ công lành nghề trong vòng 10 tháng để tạo nên một mô hình chi tiết hiện tại đang được trưng bày tại các bảo tàng trên toàn thế giới.
Sự đổi mới đối với Công ty và Khách hàng
Việc tập trung vào R&D và cam kết bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của công ty và khách hàng là nhân tố quan trọng cho sự thành công của Beauty Gems. Nhà sáng lập Beauty Gems đã sớm nhận ra sự cạnh tranh trong nền công nghiệp trang sức và đá quý, kết hợp hai yếu tố giúp chất lượng sản phẩm có thể nâng cao danh tiếng của công ty và nâng cao lòng trung thành của khách hàng, cho phép công ty tiếp tục đổi mới và phát triển.
-Lootnep-