Mối quan hệ giữa lĩnh vực âm nhạc và thể thao chưa bao giờ trở nên căng thẳng như trong trường hợp này – nhưng rắc rối đang nảy sinh giữa một trong những công ty âm nhạc lớn nhất và một trong những thương hiệu đồ thể thao đang phát triển nhanh nhất thế giới.

REUTERS/Yuya Shino

Sony Music Entertainment (SME) đã đệ đơn kiện vi phạm bản quyền chống lại thương hiệu quần áo thể thao Gymshark có trụ sở tại Vương quốc Anh.

Công ty đồ thể thao do Ben Francis thành lập vào năm 2012, được định giá khoảng 1,3 tỷ USD vào tháng 8 năm ngoái sau khi bán 21% cổ phần cho công ty General Atlantic có trụ sở tại Hoa Kỳ. Gymshark hiện đang mở rộng tại thị trường Mỹ.

Tất tần tật về vụ kiện của Sony Music và Gymshark

Trong một văn bản pháp lý được nộp tại tòa án California vào ngày 15 tháng 7, Sony Music tuyên bố rằng Gymshark “đã sử dụng trái phép các bản ghi âm và tác phẩm âm nhạc của một số chủ sở hữu nội dung để thu về lợi nhuận riêng”, bao gồm cả SME, “trên quy mô lớn”.

Theo hồ sơ của vụ kiện, Gymshark đã “thực sự tránh việc quảng cáo theo cách truyền thống” mà thay vào đó đã quảng bá sản phẩm của mình trong các video được đăng tải lên Instagram, TikTok và Facebook.

Sony Music tuyên bố rằng mặc dù những video này được đăng tải trên Instagram, TikTok, v.v. “hay công cụ để thành công của Gymshark”, công ty này “đã không trả tiền cho đặc quyền sử dụng các bản ghi âm có trong các video đó”.

Đơn kiện tuyên bố thêm rằng Gymshark đã “chiếm đoạt hàng trăm bản ghi âm phổ biến và có giá trị nhất trên thị trường”.

Một số nghệ sĩ có bản nhạc bị sử dụng trái phép trong các video của Gymshark bao gồm Beyoncé, Britney Spears, The Chainsmokers, Justin Timberlake, A$AP Rocky, Travis Scott, Harry Styles, Usher, Noah Cyrus và Calvin Harris.

Theo Sony Music, “Sự đầu tư của Gymshark vào các nền tảng mạng xã hội và cụ thể là trong các Video về Gymshark, đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của họ”.

Các nên tảng mạng xã hội đã được cấp phép để cho phép người dùng sử dụng âm nhạc trong video của họ với mục đích cá nhân, nhưng trong Điều khoản sử dụng của Instagram đã nêu rõ: “Hành vi sử dụng âm nhạc cho mục đích thương mại hoặc phi cá nhân bị cấm trừ khi có được giấy phép thích hợp ”.

TikTok, cũng có thỏa thuận với các công ty âm nhạc lớn, và đã nêu rõ trong Điều khoản dịch vụ của riêng mình rằng “Không có quyền nào có thể được cấp phép đối với các bản ghi âm”.

Mặc dù không được cấp phép, nhưng Gymshark vẫn sử dụng những đoạn nhạc hay bản ghi âm trong video của mình, theo đơn kiện.

Theo Sony Music, “Hành vi vi phạm của Gymshark rõ ràng là cố ý. Ngoài ra, các nền tảng truyền thông xã hội mà Gymshark đăng các Video vi phạm đều tuyên bố rõ ràng rằng người dùng không có quyền vi phạm bản quyền âm nhạc, đặc biệt là liên quan đến các hoạt động thương mại.”

Sony Music đang yêu cầu bồi thẩm đoàn xét xử vụ kiện và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo luật định lên đến số tiền tối đa là 150.000 đô la cho mỗi bản ghi âm bị vi phạm.

Có 297 bản ghi âm trong danh sách vi phạm, có nghĩa là, ở mức 150.000 đô la mỗi bản, tổng số tiền bồi thường tối đa có thể vượt quá 44 triệu đô la.