Một thẩm phán liên bang đã tuyên bản án 4 năm tù cho một tên tội phạm đã giả mạo của chính phủ lừa đảo hàng nghìn chủ sở hữu nhãn hiệu bằng cách gửi thư yêu cầu nộp các phí theo luật Sở hữu trí tuệ.

Viktors Suhorukovs, 37 tuổi, một công dân ở Latvia, đã giả mạo là nhân viên của Văn phòng Sở hữu trí tuệ Hoa Kỳ để yêu cầu các chủ sở hữu thanh toán các phí dịch vụ không tồn tại. Sau khi bị bắt, hắn bị kết án 4 năm cùng cùng với việc phải trả hơn 4,5 triệu USD tiền bồi thường cho các đối tượng đã bị hắn lừa đảo.

Các công tố viên liên bang cho biết hơn 2.900 chủ sở hữu nhãn hiệu đã trở thành nạn nhân của những bức thư đó. Nhiều người trong số tin rằng họ đang giao dịch với Văn phòng Sở hữu trí tuệ Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ: giả mạo chính phủ và gửi thư mạo danh và cái kết 4 năm tù

David S. Gooder, ủy viên của USPTO về nhãn hiệu cho biết: “Lừa đảo trong việc nộp hồ sơ nhãn hiệu là một vấn đề quốc tế ngày càng gia tăng, với nhiều đối tượng là người nước ngoài đang ngày càng nhắm vào công dân Hoa Kỳ với những lời mời mọc gây hiểu lầm.”

Bản án hôm thứ Tư, từ Thẩm phán quận Hoa Kỳ Donald C. Coggins Jr., được đưa ra sau khi Suhorukovs nhận tội vào tháng Giêng. Luật sư của anh ta đã không ngay lập tức trả lời yêu cầu bình luận.

Cảnh báo thủ đoạn giả mạo chính phủ

Những trò lừa đảo giả mạo cơ quan chính phủ như vậy đã là một vấn nạn trong nhiều năm khiến nhiều luật sư về nhãn hiệu và USPTO đã phải vật lộn để tìm ra giải pháp.

Những kẻ lừa đảo đã thu thập thông tin công khai của các chủ sở hữu từ sổ đăng ký nhãn hiệu của USPTO. Sau đó, chúng gửi thư liên tục để lừa đảo và chiếm đoạt tài sản. Chuyên nghiệp hơn, chúng còn tự giới thiệu là đến từ các tổ chức tư nhân chính thức của chính phủ với những giấy tờ cụ thể, chi tiết về việc đăng ký nhãn hiệu của chủ sở hữu.  Không chỉ vậy, chúng còn cài một mã QR liên kết trực tiếp với trang web USPTO chính thức của chính phủ.

Thư lừa đảo được gửi có nội dung là thông báo về ngày hết hạn bảo hộ nhãn hiệu. Nó gây khó chịu cho chủ sở hữu nhãn hiệu trong nhiều năm, nhưng rất ít chủ sở hữu khai báo với cơ quan chức năng. Sau đó, những tên lừa đảo sẽ yêu cầu thanh toán – thường có hóa đơn đính kèm – cho các dịch vụ không tồn tại, mơ hồ, đánh lừa chủ sở hữu. Đây là những thủ đoạn hết sức tinh vi và chuyên nghiệp.

Ngoài các vụ án hình sự, USPTO cảnh báo chủ sở hữu nhãn hiệu về các trường hợp mạo danh làm giả thủ tục đăng ký và thủ tục gia hạn để lừa tiền phí. Tháng trước, cơ quan này cũng cho biết họ sẽ đăng ký tên và biểu tượng của chính mình làm nhãn hiệu để có thể “thực hiện các hành động pháp lý thích hợp” chống lại những kẻ lừa đảo.