Hòa chung kinh tế với thế giới, hệ thống hoạt động kinh doanh Việt Nam như được “chắp cánh” phát triển. Việt Nam đã hợp tác, nhận được sự đầu tư từ nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Thông qua đó, thị trường Việt Nam càng ngày càng trở nên sôi động.

Bài viết dưới đây chỉ ra 3 công ty được xếp hạng cao nhất theo danh mục những nhà bán lẻ uy tín tại Việt Nam năm 2020. Báo cáo do Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) xuất bản vào ngày 25/9.

Các công ty bán lẻ sau đây đều được đánh giá một cách khoa học, khách quan.

3 nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam năm 2020

Thương hiệu Vinmart (thuộc Vincommerce)

Vị trí số một thuộc về Công ty Vincommerce . Vincommerce (trước đây thuộc tập đoàn Vingroup), hiện thuộc quyền sở hữu của Masan. Vincommerce hiện đang sở hữu hệ thống siêu thị VinMart, cửa hàng tiện lợi và siêu thị VinMart+. Không những vậy, trang thương mại điện tử Adayroi.com và trung tâm điện máy Vinpro cũng thuộc quyền quản lý của Vincommerce.

Công ty đã áp dụng những chiến lược kinh doanh khéo léo cùng những sản phẩm chất lượng, uy tín của mình. Điều này giúp Vincommerce trở thành doanh nghiệp sản xuất và phân phối các dịch vụ được ưa thích; đồng thời là một trong số những thương hiệu hàng đầu Việt Nam. Năm 2017, Bộ Công thương đã trao tặng cho Vincommerce giải thưởng top 2 danh mục “sản phẩm dịch vụ thương hiệu Việt tiêu biểu năm 2017”. Chính nhờ vào những chính sách khéo léo trong sản xuất, buôn bán, thành công và danh tiếng của Vincommerce ngày càng vươn xa hơn.

Thương hiệu Big C (thuộc Go!/Big C)

Go!/Big C là thương hiệu bán lẻ Thực phẩm của Central Retail Việt nam. Go!/Big C có mặt trên hơn 20 tỉnh thành cả nước. Hiện Go!/Big C đang kinh doanh khoảng 50000 mặt hàng, sản phẩm. Tính đến tháng 9 năm 2020, Go!/Big C đã mở rộng kinh doanh trên 24 tỉnh, thành cả nước cùng với đó là 40 siêu thị và đại siêu thị. Tại Việt Nam, Go!/BigC phục vụ kinh doanh cho hơn 60 triệu khách hàng mua sắm mỗi năm. Với phương châm Giá cả – Chất lượng – Dịch vụ tốt nhất, Go!/BigC luôn hướng tới mục tiêu làm hài lòng khách hàng, cải thiện chất lượng theo từng ngày. Nhờ đó có thể nâng cao uy tín thương hiệu và đem đến cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất.

Thương hiệu Metro (thuộc Mega Market Việt Nam)

Công ty MM Mega Market Việt Nam trước còn được biết đến là Metro Cash & Carry Việt Nam. Công ty hiện trực thuộc tập đoàn BJC/TCC. Công ty đã hoạt động trong hơn 18 năm qua. MMVN hiện đang sở hữu tới hơn 20 trung tâm siêu thị trên toàn quốc. Công ty còn sở hữu 3 trạm trung chuyển, hơn 4000 nhân viên và hơn 2000 đối tác. MM Mega Market Việt Nam cũng là doanh nghiệp tiên phong xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng nông sản an toàn. Mục đích nhằm nâng cao giá trị nông sản Việt và cung cấp nguồn thực phẩm an toàn.

Đến nay, MM Mega Market Việt Nam đang vận hành 4 trạm trung chuyển lớn. Trong đó có trạm trung chuyển cá khu vực đồng bằng sông Cửu Long tại Cần Thơ; trạm trung chuyển rau quả Đà Lạt; trạm trung chuyển thịt heo tại Đồng Nai và trạm trung chuyển trái cây Bến Tre. Hiện công ty đang hướng đến xây dựng chuỗi cung ứng hiện đại. Công ty muốn kết nối trực tiếp người nông dân và nhà sản xuất địa phương tới kênh phân phối. Như vậy có thể đảm bảo nguồn hàng với trên 90% hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam.

Cụ thể, MMVN đã hợp tác với các nông dân, ngư dẫn và nhà sản xuất địa phương tổ chức các lớp tập huấn kiến thức và kỹ thuật trồng trọt. Hiện nay, nhu cầu mua sắm của khách hàng ngày càng tăng cao. Các loại hình phục vụ thông thường dường như chưa thể đáp ứng được toàn bộ thị hiếu. Điều này là một thách thức lớn cho nhiều công ty. Theo nhận định của các doanh nghiệp bán lẻ, tình hình dịch bệnh Covid-19 đang là một mối đe dọa lớn trong kinh doanh. Trong đó, sức mua và doanh số sụt giảm; người dùng thay đổi hành vi mua sắm; nguồn vốn cạn kiệt; chuỗi cung ứng gặp khó khăn.

Việt Nam đang có tốc độ đô thị hóa trong nhóm nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á. Ngành bán lẻ được dự báo sẽ còn rất nhiều tiềm năng để tăng trưởng trong giai đoạn tới. Tuy nhiên, các khó khăn, thách thức đến từ nhu cầu tiêu dùng thay đổi liên tục đang đòi hỏi các doanh nghiệp phải có các chính sách linh hoạt nhằm thích nghi với những xu thế cạnh tranh dựa trên công nghệ nhằm phù hợp với thói quen tiêu dùng hiện đại của thị trường có dân số trẻ như Việt Nam.

-Lootnep-