Chúng ta đang sống trong thời đại của Gen-Z, nơi các cuộc trò chuyện thường bắt đầu với những biểu tượng cảm xúc (Emoji). Với sự thay đổi chóng mặt từ một thế giới phi công nghệ sang một thế giới của những tín đồ công nghệ, tầm quan trọng của Emoji đã trở nên vô cùng to lớn và giờ đây, chúng trở thành một phần trong cách thể hiện cảm xúc giữa con người với nhau. 

Bây giờ, chúng ta có thể sử dụng Emoji một cách rất tự nhiên, có thể chúng trông khá đơn giản, nhưng trên thực tế, chúng có liên quan mật thiết với luật sở hữu trí tuệ. Nhưng có mấy người biết về mối quan hệ giữa Sở hữu trí tuệ và Emoji chứ? Bài viết này sẽ giải đáp câu hỏi trên một cách đơn giản nhất với các ví dụ thực tế dưới đây. 

Emoji là các hình ảnh, biểu tượng hay con vật,…với hình thù vô cùng dễ thương hiển thị trên các trang mạng để diễn tả cảm xúc của con người. Các Emoji được tạo ra trong những năm 90 của thế kỷ XX bởi Shigetaka Kurita. Ông là người đã tạo ra một loạt các biểu tượng đại diện cho cảm xúc và các ý tưởng trừu tượng khác, trong đó, 1000 biểu tượng được biết đến với tên gọi “Emoji”. Không lâu sau khi các biểu tượng này được thương hiệu công nghệ hàng đầu thế giới – Apple sử dụng cho sản phẩm của mình, Emoji đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. 

2 loại Emoji

Từ “emoji” trong tiếng Nhật dịch theo nghĩa đen có nghĩa là “chữ cái hình họa”. Chúng đại diện cho cảm xúc dưới dạng hình ảnh hoặc ký tự, dễ dàng được nhận biết bởi con người. Emoji có thể được chia thành hai loại:

(i) Unicode: Unicode Consortium là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập để cung cấp những mã thống nhất, giúp dữ liệu có thể được nhận dạng một cách đồng bộ mà không bị hư hại, bất kể trên thiết bị, nền tảng hoặc ngôn ngữ nào. Gần đây, họ đã cung cấp những mã thống nhất như vậy cho khoảng 2000 Emoji, có thể được mô tả dưới các bản phác thảo màu đen và trắng và một mô tả ngắn gọn về chúng. 

Mặc dù những mã thống nhất trên đều được tạo ra bởi Unicode Consortium, những Emoji lại không có nhiều điểm chung cho lắm. Ví dụ, pho mát trong biểu tượng của chiếc bánh mì kẹp thịt có thể ở phía trên hoặc ở dưới của chiếc bánh, hoặc mã thống nhất của khẩu súng lục được Apple thay đổi cho giống với một khẩu súng neon.

(ii) Độc quyền: Emoji độc quyền, không giống loại Emoji còn lại, chúng chỉ có thể được sử dụng trên một số nền tảng nhất định như Twitter, như các Hashtag Emoji về Giải Bóng bầu dục trước những trận đấu hoặc các Emoji thương hiệu như “Kimoji” của Kim Kardashian. 

Do đó, khi Emoji độc quyền được sử dụng bên ngoài các nền tảng trên, chúng sẽ được hiển thị dưới dạng những ô vuông màu đen, đồng nghĩa với việc chúng chỉ có thể được sử dụng trên một nền tảng cụ thể. Một ví dụ tiêu biểu về Emoji độc quyền là việc một số Emoji đặc biệt của Apple bị lỗi hiển thị khi được gửi cho người dùng Android chủ yếu vì sự khác biệt của phần mềm và hệ điều hành.

Tuy nhiên, bản thân Emoji thường không phải là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung, Luật sở hữu trí tuệ Hoa Kỳ chỉ cấp quyền bảo hộ Emoji trong một số trường hợp nhất định. Điều này có thể được giải thích bằng phân tích Emoji và bản quyền, nhãn hiệu cũng như các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ khác.

Bản quyền

Theo luật bản quyền, tất cả các Emoji dù là độc quyền hay do Unicode cung cấp, đều có thể là đối tượng được bảo hộ. Tuy nhiên điều này thường không xảy ra chủ yếu vì hai lý do. Thứ nhất, Emoji có thể không đáp ứng được yếu tố “biểu hiện” do thiếu tính độc đáo, đây là điều kiện tiên quyết theo luật bản quyền. Thứ hai, Emoji là đối tượng được bảo vệ nhưng có thể bị phản đối bởi học thuyết sáp nhập. Về cơ bản, học thuyết sáp nhập đặt ra hạn chế đối với việc bảo vệ những ý tưởng như vậy, chúng chỉ có thể được thể hiện theo một cách nhất định hoặc dưới một hình thức cụ thể.

Trong lĩnh vực luật bản quyền, học thuyết sáp nhập xác định các ý tưởng và cách biểu hiện chúng sẽ có mối liên hệ chặt chẽ và không thể phân biệt với nhau. Nói cách khác, cách biểu hiện phải giống với ý tưởng, và ngược lại, dẫn đến sự hợp nhất không thể tách rời của cả hai. Áp dụng học thuyết này, các tòa án đã từ chối bảo hộ (bản quyền) việc thể hiện một ý tưởng chỉ có thể được thể hiện một cách hạn chế, bởi vì làm như vậy sẽ tạo tính độc quyền đối với chính các ý tưởng đó.  

Tuy nhiên, với trường hợp của Emoji độc quyền, cơ hội được bảo hộ sẽ tăng lên đáng kể vì các nền tảng thường tham gia vào việc đánh giá tính mới cũng như tính khác biệt của Emoji.

Nhãn hiệu

Yêu cầu cơ bản là nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt, không mang tính mô tả và thậm chí không giống hoặc tương tự với bất kỳ nhãn hiệu nào để được Luật nhãn hiệu công nhận. Có thể sẽ có nhiều người có quyền nhãn hiệu cho các nhóm hàng hóa khác nhau với cùng một Emoji. Tuy nhiên, các nền tảng giao tiếp trực tuyến thường ít có khả năng được cấp quyền nhãn hiệu đối với Emoji vì chúng không chứng minh được yêu cầu ‘sử dụng trong thương mại’ của nhãn hiệu.

Despair. là công ty đầu tiên được cấp quyền bảo hộ nhãn hiệu Emoji. Trong trường hợp này, Emoji ‘:-(‘ ở Hoa Kỳ đã được bảo hộ như một nhãn hiệu. Công ty Smiley cũng đã sở hữu bản quyền và nhãn hiệu của Emoji ‘mặt cười’ này ở hơn 100 quốc gia. 

Một ví dụ khác về nhãn hiệu và Emoji liên quan đến vụ kiện nhãn hiệu giữa công ty thời trang Marc Jacobs đã bị Nirvana vào năm 2019. Trên các sản phẩm may mặc của họ, Jacob đã sử dụng một Emoji trông khá giống với Emoji ‘mặt cười’ và chỉ thay 2 chữ “X” trên đôi mắt thành chữ M và J. Vì các đặc điểm đặc biệt của Emoji, Tòa án đã phán quyết rằng bản quyền và nhãn hiệu của Emoji này sẽ thuộc về Nirvana. 

Emoji có thể dễ dàng được sử dụng bởi các nhà sản xuất hoặc các công ty thương mại để đáp ứng yêu cầu “sử dụng trong thương mại” và do đó nhãn hiệu Emoji có thể được bảo vệ mà không gặp nhiều trở ngại.

Sáng chế

Emoji cũng đang phát triển rất nhanh trong ngành công nghiệp bằng sáng chế. Vào cuối năm 2015, ít nhất 105 đơn đăng ký bằng sáng chế tại Hoa Kỳ đề cập đến Emoji, 28 trong số đó đã được cấp. Trong vòng 10 tuần đầu tiên của năm 2016, 5 bằng sáng chế khác đề cập đến Emoji đã được USPTO cấp. Những công ty chuyển nhượng các bằng sáng chế và ứng dụng liên quan đến bằng sáng chế này bao gồm Apple, Google, Facebook và Microsoft, và nhiều công ty công nghệ lớn khác như Meemo và Mach Zone.

Một số công nghệ được sử dụng để tạo, hiển thị hoặc biểu hiện các Emoji đã được cấp bằng sáng chế. Apple cũng sở hữu một số bằng sáng chế liên quan đến Emoji ở Hoa Kỳ với giao diện người dùng của họ, giúp mọi người có thể giao tiếp nhanh chóng và hiệu quả hơn. Hơn nữa, có những ví dụ tương tự khác cho thấy rằng bản thân Emoji không được cấp bằng sáng chế, nhưng công nghệ làm ra chúng chắc chắn sẽ được cấp bằng. 

Lời cuối

Mặc dù Emoji có thể được bảo hộ bởi luật sở hữu trí tuệ, nhưng khi ngẫm lại cách mọi người sử dụng Emoji, ai cũng sẽ thấy Emoji không nên được bảo hộ bởi bản quyền và nên được chia sẻ trong phạm vi công cộng. Emoji nên được coi như một dạng ngôn ngữ đang ngày càng phát triển hơn là một loại tài sản trí tuệ thuộc về cá nhân hoặc tổ chức theo luật bản quyền. Gen-Z đã sử dụng Emoji trong những cuộc trò chuyện của mình, và việc khuyến khích sử dụng Emoji như một “công cụ” ngôn ngữ chắc chắn sẽ giúp nghệ thuật và khoa học ngày càng phát triển, giống như mục đích luật sở hữu trí tuệ.

Nguồn: Emojis and intellectual property law