Chỉ số bảo vệ sử hữu trí tuệ của Việt Nam tăng bứt phá so với các nước Châu Á.

Theo báo cáo thường niên năm 2020 từ Trung tâm chính sách đổi mới toàn cầu (GIPC) của Phòng Thương mại Hoa Kỳ, Việt Nam đã đạt được sự cải tiến lớn nhất trong số các quốc gia châu Á về điểm số bảo vệ sở hữu trí tuệ,. Quốc gia này đã đạt được 36,62 % trên tổng điểm, tăng 5,93 % so với 30,69 % trên tổng điểm trong năm 2019.

Nhà lãnh đạo Nhật Bản đạt 87,73% trong năm ngoái và 90,40% trong năm nay (tăng 2,67%).

Thứ hạngQuốc giaĐiểm tính theo%
1Hoa Kỳ95,28
2Vương quốc Anh93,92
3Pháp91,50
4Đức91,08
5Thụy Điển90,56
6Nhật Bản90,40
11Singapore84,42
13Nam Triều Tiên82,20
14Châu Úc79,62
20New Zealand68,64
21Đài Loan66,33
26Thổ Nhĩ Kỳ51,58
27Malaysia51,24
28Trung Quốc50,96
33Jordan44,16
35Brunei41,12
36Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất40,44
37Philippines39,94
39Ả Rập Xê Út39,44
40Ấn Độ38,46
43Việt Nam36,62
45Thái Lan33,96
46Indonesia30,24
49Kuwait28,02
51Pakistan26,50
Nguồn: Phòng Chỉ số IP quốc tế của Mỹ.

Thực trạng IP ở Việt Nam

Mặc dù có bước nhảy lớn về điểm số nhưng hiệu suất của Việt Nam trong bảo vệ IP vẫn còn tương đối thấp. Đứng ở vị trí thứ 42 trong số 53 quốc gia, Việt Nam xếp sau Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, New Zealand, Đài Loan, Brunei, Malaysia, Ấn Độ và Philippines trong thị trường châu Á-Thái Bình Dương.

Báo cáo nêu rõ rằng sự tham gia của các quốc gia vào các hiệp ước quốc tế khác nhau như Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tăng bồi thường thiệt hại và hình phạt cho hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã tăng cường khả năng bảo hộ trí tuệ của quốc gia đó.

Thomas J. Treutler, đối tác và giám đốc điều hành tập đoàn Tilleke & Gibbins Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng sự tiến bộ này của Việt Nam là vì sự thay đổi suy nghĩ của các nhà lãnh đạo. Ông giải thích “Chúng tôi tin rằng những thay đổi trong tư duy của các nhà lãnh đạo Việt Nam đã có sự đóng góp rất lớn. Trong những năm gần đây, họ đã thừa nhận rõ ràng tầm quan trọng của sự phát triển khoa học và công nghệ tại Việt Nam, điều này có tác động đến IP.”

Những lí do ảnh hưởng?

Ông Treutler liệt kê các lý do khác làm tăng đáng kể điểm số bảo vệ IP của một quốc gia: xử lý và gia công nhanh hơn các đơn đăng kí IP của Văn phòng IP Việt Nam, các hoạt động đào tạo và tiếp cận mạnh mẽ hơn, cải thiện phổ biến kiến thức cho các địa phương và xử lý tốt hơn các trường hợp xâm phạm.

Ông cho biết: “việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là bằng các biện pháp hành chính, đã giảm về số vụ nhưng số lượng tiền phạt tăng lên đáng kể. Điều này cho thấy một cách tiếp cận tích cực của các cơ quan có thẩm quyền trong việc xử lý hành chính các xâm phạm IP.”

Mặt khác, những điểm yếu trong kết cấu bảo vệ IP của một quốc gia nằm ở những điều sau: bảo vệ bằng sáng chế trong lĩnh vực khoa học đời sống; bảo vệ bản quyền, bao gồm cả không gian trực tuyến; tình trạng phổ biến của hàng giả và xâm phạm trực tuyến; và hệ thống thực thi nói chung còn yếu.

Biện pháp của Treutler:

  • Rút ngắn thời gian kiểm tra các đơn để đáp ứng các quy được đặt ra;
  • Hạn chế sử dụng các công cụ hành chính, thúc đẩy áp dụng các biện pháp dân sự và hình sự để giải quyết tranh chấp;
  • Cơ quan quản lý nhà nước cần phối hợp chặt chẽ hơn với các tổ chức, cá nhân khác có liên quan;
  • Sử dụng hiệu quả hơn các công cụ giám sát và quản trị IP;
  • Ứng dụng nhiều hơn các công nghệ hiện đại trong hoạt động chuyên nghiệp;
  • Nâng cao kiến thức và kỹ năng về nguồn nhân lực, đặc biệt là tranh chấp, kháng cáo và thực thi quyền sở hữu trí tuệ; và
  • Hành động nhanh hơn, quyết liệt hơn của chính quyền để hiện thực hóa hướng dẫn lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính phủ bằng cách ban hành các quy tắc nghiêm ngặt.

Những yếu tố quốc tế

Vì thời gian gấp rút, Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam – EU vẫn chưa được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn, tuy nhiên dự định sẽ phê chuẩn trong tương lai gần; Nghị viện châu Âu đã phê duyệt FTA và một hiệp định bảo hộ đầu tư vào tháng Hai. Ông Treutler và ông Nguyễn Tuấn Hùng, một cộng tác viên cao cấp và quản lý bộ phận bằng sáng chế tại Aliat Legal tại Hà Nội, đều nói với IP Châu Á rằng họ tin rằng FTA sẽ tăng cường khả năng bảo hộ IP của Việt Nam.

Ông Hùng chia sẻ: “Khi Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế EU, điều đó có nghĩa là Việt Nam phải tuân thủ các tiêu chuẩn cũng như và luật chơi của EU. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, đa dạng hóa thị trường và tận dụng các nguồn lực, kinh nghiệm quản lý cũng như tiến bộ khoa học và công nghệ cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa quốc gia.”

Ông Treutler giải thích: “EU sở hữu một trong những hệ thống bảo vệ IP phát triển nhất trên thế giới. Do cam kết của Việt Nam tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc trong Hiệp định tự do thương mại Việt Nam – EU (EVFTA), có khả năng Việt Nam sẽ thu hẹp khoảng cách về mức độ phát triển của bảo vệ IP; để hài hòa sự khác biệt đáng kể giữa hai bên cũng như vá các kẽ hở trong luật IP của Việt Nam.”

Ông Treutler nói rằng hiệp định cung cấp các định nghĩa rõ ràng hơn về các khái niệm trong luật IP. Nó đơn giản hóa quá trình đăng ký cho chủ sở hữu quyền và cấp cho các cơ quan chức năng.

Điều kiện xác định chỉ số

Để xác định điểm bảo vệ IP của 53 quốc gia, 50 chỉ số đã được sử dụng bao gồm năm chỉ số mới. Các chỉ số mới bao gồm: bảo vệ giống cây trồng, thời hạn bảo hộ (thuộc Mục 1: Bằng sáng chế, Quyền liên quan và Sự hạn chế); Các ngành công nghiệp thâm dụng IP, phân tích tác động kinh tế quốc gia (thuộc Mục 8: Hiệu quả hệ thống); và ba chỉ số bao gồm năm hiệp ước quốc tế (thuộc Mục 9: Tư cách thành viên và phê chuẩn các hiệp ước quốc tế).

Các hiệp ước này là Nghị định thư liên quan đến HIệp ước Madrid về việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế; Hiệp ước Hợp tác sáng chế; Tư cách thành viên của Công ước quốc tế về bảo vệ giống cây trồng mới, Đạo luật năm 1991; Tư cách thành viên của Công ước về tội phạm mạng, 2001; và Công ước Hague về Đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp (Công ước Hague và Đạo luật Geneva).

-Iron Castle-