Có thể nói tài sản có giá trị nhất của các doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực thời trang là các tác phẩm mang tính mới và sáng tạo, cũng như các yếu tố đặc biệt trong thương hiệu của họ. Với tầm quan trọng của tài sản trí tuệ(TSTT), các doanh nghiệp dù có quy mô lớn nhỏ thế nào cũng được khuyến khích ít nhất nên xem xét việc bảo vệ TSTT ngay từ đầu – từ bản quyền (quyền tác giả) và bằng sáng chế đến nhãn hiệu và tên thương mại – để tránh khỏi hành vi xâm phạm; và nâng cao giá trị thương mại của doanh nghiệp trong quá trình xây dựng thương hiệu.

Trong khi COVID-19 và cuộc khủng hoảng tài chính gây ra bởi ảnh hưởng của nó đang tàn phá thị trường, các công ty khởi nghiệp non trẻ là một trong những công ty bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Một số thương hiệu sẽ “chết yểu” bởi không đủ kinh phí duy trì hoạt dộng. Đối với những công ty mạnh hơn cũng cần có những thay đổi cho phù hợp với tình hình thị trường để tồn tại.
Trong bối cảnh đó, các thương hiệu nói chung và đặc biệt là các công ty khởi nghiệp, cần phải chú ý đến tài sản trí tuệ của họ trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và sự biến động của thị trường để có được thành công. Sau đây là 3 bước cần ghi nhớ đối với tất cả các công ty trong suốt các giai đoạn xây dựng và phát triển thương hiệu, bao gồm cả các bước khởi nghiệp.
Bước 1: Xác định tài sản trí tuệ của bạn
Sở hữu trí tuệ thường là một trong những yếu tố quan trọng nhất, là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Vì vậy, điều quan trọng là các công ty phải xác định được các loại tài sản trí tuệ của họ và hiểu cách chúng được bảo hộ bởi các điều khoản trong Luật sở hữu trí tuệ. Không chỉ bắt buộc phải hiểu các loại tài sản trí tuệ khác nhau và cơ chế bảo hộ, điều quan trọng nữa với các doanh nghiệp là phải xem xét toàn bộ sản phẩm của công ty, công nghệ được sử dụng trong kinh doanh và các yếu tố khác nhau của thương hiệu, chẳng hạn như bao bì sản phẩm.
Tóm lại, sở hữu trí tuệ bao gồm:
(1) Bản quyền (quyền tác giả):
Bản quyền là quyền của tổ chức, cá nhân với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu (Khoản 1 – Điều 6 Luật SHTT). Tác phẩm là các sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học thể hiện dưới bất kỳ phương tiện, hình thức nào. Bản quyền có thể đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp công nghệ, vì nhiều tác phẩm mà họ tạo ra như phần mềm, cơ sở dữ liệu và các loại công nghệ khác có thể được bảo vệ. Quyền tác giả tự động phát sinh khi tác phẩm gốc được tạo ra, không phụ thuộc vào nội dung hay giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Điều đáng chú ý là ở Mỹ, đăng ký là điều kiện tiên quyết để nộp đơn kiện vi phạm.
(2) Bằng sáng chế:
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm, hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Có thể đăng ký bảo hộ độc quyền đối với thiết bị, máy móc, linh kiện, dược phẩm, nguyên vật liệu,… có tính mới (chưa bộc lộ công khai ở đâu dưới bất kỳ hình thức nào) và có khả năng áo dụng công nghiệp.
Đối với các công ty khởi nghiệp tạo ra các sản phẩm và công nghệ tiên tiến, bằng sáng chế vô cùng hữu ích. Bởi chúng cho phép chủ sở hữu bằng sáng chế quyền không cho người khác khai thác (tức là chế tạo, sử dụng, bán và nhập khẩu) sáng chế mà không được phép trong một thời gian giới hạn (Bảo hộ 20 năm với sáng chế và 10 năm với giải pháp hữu ích.
(3) Nhãn hiệu:
Nhãn hiệu của một công ty thường là một trong những tài sản có giá trị nhất. Nhãn hiệu có thể tồn tại dưới dạng từ, cụm từ, biểu tượng hoặc sự kết hợp của chúng. Nhãn hiệu quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Nhãn hiệu rất quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu, giúp người tiêu dùng nhớ đến sản phẩm và doanh nghiệp của bạn. Các công ty khởi nghiệp cần chú ý tính độc đáo và khác biệt cho thiết kế nhãn hiệu của mình. Để tránh trùng hoặc tương tự với các nhãn hàng khác, khi đăng ký nhãn hiệu cần tra cứu cẩn thận, hoặc nhờ tới sự giúp đỡ của các chuyên gia lĩnh vực SHTT để tránh những rắc rối không đáng có.
Ngoài ra, luật SHTT còn bảo vệ cho tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý…
Cần xem xét những quyền sở hữu trí tuệ nào có thể đã tồn tại và những quyền sở hữu trí tuệ nào có thể được đăng ký. Ví dụ: bản quyền có thể đã tồn tại và đã được đăng ký. Còn đối với những loại TSTT khác như sáng chế và nhãn hiệu cần được đăng ký với Cục Sở hữu Trí tuệ để được bảo hộ tránh khỏi các hành vi xâm phạm, hàng giả, hàng nhái.
Bước 2: Chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ cho phương tiện của doanh nghiệp
Một khi tài sản trí tuệ liên quan đã được xác định, điều quan trọng là phải xác định ai sở hữu nó và liệu doanh nghiệp có được quyền sử dụng nó hay không. Trong giai đoạn đầu mới thành lập, những người sáng lập thường phát triển công việc kinh doanh mà không có cơ cấu kinh doanh chính thức. Do đó, họ thường sở hữu cá nhân tài sản trí tuệ. Để tránh các vấn đề trong tương lai, ví dụ như khi người sáng lập rời đi, quyền sở hữu tài sản trí tuệ đó nên được giao cho chính công ty. Điều này có thể được thực hiện thông qua một thỏa thuận chuyển nhượng bằng văn bản giữa những người sáng lập và công ty.
Bước 3: Bảo vệ thông qua các thỏa thuận không tiết lộ
Ngoài quyền sở hữu trí tuệ, một công cụ có giá trị khác để bảo vệ một số tài sản nhất định và thông tin kinh doanh có giá trị là tính bảo mật. Trong một số trường hợp nhất định, chẳng hạn như khi đàm phán với các nhà đầu tư bên ngoài hoặc hợp tác với các bên thứ ba, có thể cần phải chia sẻ một số thông tin bí mật nhất định.
Trước khi chia sẻ thông tin như vậy, các công ty nên ký một thỏa thuận không tiết lộ với bên thứ ba đó để bảo vệ thông tin độc quyền, cho dù đó là phương thức bán hàng, sản xuất và phân phối hay hồ sơ khách hàng, chiến lược quảng cáo, hoặc danh sách các nhà cung cấp và khách hàng quan trọng. Thông thường, thông tin này nằm trong phạm vi của luật bí mật thương mại.
Khi soạn thảo thỏa thuận không tiết lộ, điều cần thiết là phải đảm bảo rằng thỏa thuận đó phù hợp với hoạt động kinh doanh cụ thể của công ty khởi nghiệp và định nghĩa về thông tin bí mật đủ chi tiết để bảo vệ thông tin một cách đầy đủ.
– Rùa –