Chọn nhãn hiệu cho thương hiệu của mình là một trong những vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay. Nó không chỉ đơn thuần là dùng để đại diện cho hình ảnh, danh tiếng của doanh nghiệp, nhãn hiệu còn cần phải đáp ứng điều kiện chứa yếu tố có thể phân biệt với sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp khác, cũng như đáp ứng yêu cầu của Cục sở hữu trí tuệ để nhãn hiệu có thể được bảo hộ.

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu hay còn gọi là Trademark, đây là thuật ngữ đã được chuẩn hóa quốc tế. Pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều dựa trên những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của quốc gia đó nên cũng có những điểm khác nhau để đưa ra định nghĩa nhãn hiệu. Là một trong những quốc gia đang phát triển và đi sau các cường quốc, các nhà lập pháp Việt Nam đã tiếp thu kinh nghiệm của các nước đi trước để đưa ra khái niệm mang tính khái quát, bao trùm hơn:

Là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc

– Theo quy định tại Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005, sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009

Mặc dù trong quy định pháp luật của mỗi quốc gia có những điểm khác nhau nhưng điểm giống nhau cơ bản là nhãn hiệu phải có chức năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các chủ sở hữu khác nhau. Bên cạnh đó, các loại dấu hiệu phổ biến có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được pháp luật các nước cũng như các Điều ước quốc tế đưa ra, và họ không liệt kê một danh sách các dấu hiệu cụ thể.

Những lưu ý khi chọn hoặc sáng tạo một nhãn hiệu

Chọn nhãn hiệu đăng ký cần lưu ý những gì?

1. Yêu cầu pháp lý

Nhãn hiệu được sáng tạo cần thỏa mãn tất cả các dấu hiệu mô tả pháp lý. Nhãn hiệu có tính đặc trưng của doanh nghiệp và giúp phân biệt hàng hóa một cách dễ dàng. Không chứa yếu tố trùng và dễ gây nhầm lẫn đối với các nhãn hiệu đã đăng ký khác nhằm mục đích kiếm lời bất chính.

2. Điều kiện về ngôn ngữ

Các doanh nghiệp/ chủ thể cần đáp ứng yêu cầu dễ đọc, dễ nhớ, dễ tìm, dễ nhận dạng, dễ đánh vần, và phù hợp đối với tất cả các loại phương tiện truyền thông khi lựa chọn nhãn hiệu.

Tránh trường hợp nhãn hiệu chứa chữ cái mà không thể phát âm hoàn chỉnh. Đối với nhãn hiệu mang tính chất mô tả sản phẩm/chất lượng sản phẩm hoặc có kết hợp với ngôn ngữ nước ngoài, nhãn hiệu được chọn đều phải mang tính chất mô tả. Đồng thời, nhãn hiệu nên có khả năng phiên dịch cao sang ngôn ngữ khác.

3. Tra cứu nhãn hiệu

Nhằm đảm bảo việc nhãn hiệu không trùng và có yếu tố gây nhầm lẫn với nhãn liệu đã được đăng ký bảo hộ trước đó, chủ thể cần tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký. Mặc dù việc tra cứu nhãn hiệu là không bắt buộc, nhưng việc tra cứu là cần thiết để biết được khả năng đăng ký nhãn hiệu của mình. Kết quả tra cứu có thể dự đoán chính xác 80-95% khả năng đăng ký nhẫn hiệu.

4. Ý nghĩa nhãn hiệu

Nhãn hiệu đang ký phải không chứa nội dung tiêu cực trong ngôn ngữ và hình ảnh. Tránh trường hợp khi dịch nhãn hiệu sang ngôn ngữ khác mà mang ý nghĩa tiêu cực.

Những dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu

  • Nhãn hiệu chữ: bao gồm chữ, số, từ, ngữ…

Ví dụ: Vital, Saint Laurant,…

  • Nhãn hiệu hình: bao gồm biểu tượng, ảnh chụp, hình vẽ, hình khồi (Có thể là hình học không gian ba chiều),…
  • Nhãn hiệu kết hợp: kết hợp cả yếu tố từ ngữ và hình ảnh.

Những nhãn hiệu này có thể được thể hiện trên nền đen trắng hoặc mang nhiều màu sắc. Tuy nhiên, chủ thể nên để nhãn hiệu ở dạng đen trắng nhằm đảm bảo tối ưu khả năng bảo hộ, thuận tiên và linh hoạt trong quá trình khai thác và sử dụng. Khi sử dụng, doanh nghiệp có thể thay đổi màu sắc khác nhau cho mỗi dòng sản phẩm và hàng hóa.