Đối với các vụ vi phạm nhãn hiệu, mức thiệt hại từ hành vi xâm phạm nhãn hiệu độc quyền sử dụng là rất khó xác định. Bởi ngoài tổn thất vật chất qua tiền, sản phẩm, hàng hóa của chủ sở hữu nhãn hiệu còn phải tính đến các tổn thất phi vật chất như tổn hại hình ảnh nhãn hiệu, thương hiệu và nhận thức của người tiêu dùng đối với thương hiệu hàng hóa.
Tuy nhiên, có một giải pháp giúp ta có thể tính toán được ‘gần đúng’ số thiệt hại của chủ sở hữu nhãn hiệu. Đó là thông qua việc xác định mức thiệt hại theo số lợi mà tổ chức xâm phạm nhãn hiệu thu được. Nếu khó xác định cả thiệt hại của chủ thể quyền và lợi nhuận mà bên vi phạm thu được, thì số tiền thiệt hại có thể được xác định một cách hợp lý dựa trên bội số của nhãn hiệu đối với tiền bản quyền.
Ăn trộm nhãn hiệu thời trang cao cấp Ý
Năm 2015, Yi Lang bắt đầu vận hành một cửa hàng Fendi tại Capital Outlets ở thành phố Côn Sơn. Đây là thời điểm mà họ cung cấp song song hàng Fendi nhập khẩu (sản phẩm chính gốc) mà không có sự cho phép của Fendi, nhưng vẫn sử dụng nhãn hiệu “FENDI” trên bảng hiệu, túi mua sắm, quảng cáo và tài khoản chính thức trên WeChat.
Một năm sau, Fendi Adele S.r.l. -chủ sở hữu nhãn hiệu của Fendi – đã phát hiện ra rằng một trong những cửa hàng của Yi Lang đã sử dụng nhãn hiệu của mình trên bảng hiệu, gói hàng và biên lai của cửa hàng mà không được phép.

Vào năm 2016, Fendi đã đệ đơn kiện lên tòa án tuyên bố vi phạm nhãn hiệu thời trang đối với nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ của mình và sự cạnh tranh không lành mạnh đối với tên thương mại của công ty.
Fendi Adele kiện đòi bồi thường thiệt hại 1 triệu yên (tương đương 154.000 USD).
Các cán bộ cấp cao ở Yilang cho biết các sản phẩm mà họ bán không phải là hàng giả nên việc sử dụng nhãn hiệu này là hợp lý. Capital khẳng định họ không phạm luật vì nhãn hiệu “Fendi” được sử dụng để thông báo cho khách hàng về nguồn gốc của sản phẩm.
Một tòa án cấp huyện ở địa phương đã ra phán quyết có lợi cho các bị cáo. Sau đó, Fendi Adele đã kháng cáo lên tòa án cấp cao hơn.
Phán quyết cuối cùng
Vào năm 2017, Tòa án Sở hữu Trí tuệ Thượng Hải đã đảo ngược phán quyết ban đầu. Tòa án ra phán quyết rằng Yilang và Capital đã vi phạm nhãn hiệu của Fendi và phải trả 350.000 yên tiền phạt. Tòa án cho biết việc Yilang sử dụng nhãn hiệu “Fendi” trên bảng hiệu cửa hàng của mình cấu thành sự hiểu lầm, nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Yilang đã yêu cầu xét xử lại ngay lập tức.
Tuy nhiên, tòa án tối cao cho biết có hai mô hình bán hàng cho hàng xa xỉ:
- Bán sản phẩm trong các cửa hàng do thương hiệu điều hành hoặc cửa hàng độc quyền do thương hiệu quản lý.
- Bán sản phẩm trong các cửa hàng tích hợp do các công ty khác điều hành với sự cho phép của thương hiệu hoặc nhãn hiệu.
Do đó, nhãn hiệu của một thương hiệu không được sử dụng trên bảng hiệu cửa hàng của một cửa hàng tích hợp bán các sản phẩm từ nhiều thương hiệu.
Tòa án nói thêm rằng Capital đã giúp Yilang quảng cáo sản phẩm của mình và gọi cửa hàng của Yilang là “Fendi”. Điều này đồng nghĩa với việc Capital đã góp tay vào hành vi vi phạm và do đó, phải chịu trách nhiệm pháp lý tương xứng với hành vi của mình.
Vào ngày 4 tháng 3 năm 2021, tòa án Tối cao Thượng Hải giữ nguyên phán quyết rằng Capital Outlets Commercial Development và Shanghai Yilang International Trade phải bồi thường cho Fendi 350.000 yên (54.100 USD) tiền bồi thường thiệt hại do vi phạm nhãn hiệu và cạnh tranh không lành mạnh.
Thế nào là khoản tiền bồi thường hợp lí?
Tuy nhiên, vì nguyên do gì mà Fendi yêu cầu đòi bồi thường 1 triệu yên lúc đầu, và nguyên nhân gì khiến cho 2 tòa án ra phán quyết cuối cùng yêu cầu Capital bồi thường 350.000 yên? Liệu có tiêu chuẩn, định mức hợp lí nào cho số tiền bồi thường thiệt hại đối với các vụ vi phạm nhãn hiệu hay không? Và nếu có, số tiền ấy sẽ được tính toán dựa theo tiêu chí nào?
Nina Li – một đối tác tại IP cho biết: “Đối với trường hợp này, Fendi không có bằng chứng nào chứng minh việc mình thua lỗ, cũng như không chứng minh được Yilang đạt được lợi nhuận. Do đó, dựa trên mức độ phổ biến của nhãn hiệu liên quan đến vụ án, mức độ ác ý chủ quan của bị đơn, bản chất, thời kỳ và hậu quả của hành vi vi phạm, cùng với chi phí hợp lý của Fendi trong quá trình thực thi quyền của mình trong vụ án này, tòa án đã quyết định rằng Yilang phải trả 350.000 yên cho Fendi và trung tâm mua sắm phải chịu trách nhiệm liên đới và một số trách nhiệm khác.”
Xem xét cơ sở của vụ án này và xem xét các phán quyết của tòa án cho các trường hợp tương tự khác ở Trung Quốc, khoản tiền bồi thường này là hợp lý.
-Huntress-