Hưởng ứng nhiệt liệt phong trào Ngày Sở hữu trí tuệ 26 tháng 4 năm 2023 vừa qua, Việt Nam cũng đã thực hiện các chương trình để kỷ niệm ngày trọng đại này của giới luật sở hữu trí tuệ. 500 người dân Việt Nam đi bộ đồng hành tại Công viên Phần mềm Quang Trung (TP.HCM) sáng ngày 26 tháng 4.

Chương trình đi bộ đồng hành nằm trong chuỗi hoạt động của “Tuần lễ Sở hữu trí tuệ” tại TP.HCM do Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch), Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, Liên đoàn Lao động TP.HCM, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM phối hợp với Hội Sở hữu trí tuệ TP.HCM và Trường Cao đẳng Viễn Đông tổ chức.

Với việc tài sản trí tuệ dần trở thành một trong những trụ đỡ cho nền kinh tế Việt Nam, việc phổ biến, quảng bá tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ tới giới trẻ, những con người sẽ trở thành lực lượng lao động chính trong tương lai là điều đặc biệt quan trọng.

Khi được phổ cập qua các sự kiện như đợt chạy bộ này, người dân, đặc biệt là giới trẻ sẽ có nhận thức cơ bản về sở hữu trí tuệ. Qua đó, trong tương lai, khi họ thực hiện công việc liên quan đến sở hữu trí tuệ như sáng tạo, làm thơ, làm văn, soạn nhạc,… cần được chủ động bảo hộ hoặc ứng phó nguy cơ xâm phạm từ các bên khác thì họ sẽ không hoàn toàn bị động.

Có kiến thức cơ bản, người sáng tạo sẽ có thể bớt công sức ít hơn để thiết lập cơ chế bảo hộ tài sản trí tuệ của mình, bất kể là nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, giống cây trồng hay bí mật thương mại.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Lê Hồng – Phó Cục trưởng Cục Sở hữu Trí tuệ – cho biết Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã lựa chọn thông điệp Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2023 là “Phụ nữ với sở hữu trí tuệ – Thúc đẩy đổi mới sáng tạo”.

Năm 2023, chủ đề của Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới là Phụ nữ với Sở hữu trí tuệ. Năm nay, các chương trình sở hữu trí tuệ toàn cầu và Việt Nam hưởng ứng sẽ tập trung đẩy mạnh sự gắn kết và vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Điều này là bởi vì những kết quả thu được trong hoạt động đổi mới sáng tạo cho thấy vai trò của người phụ nữ rất quan trọng nhưng nhìn chung, số lượng phụ nữ tham gia, hiện hữu trên các phương tiện truyền thông, báo cáo sở hữu trí tuệ vẫn còn lép vế so với phái nam, chưa được ghi nhận đầy đủ.

Để giải quyết tình trạng bất bình đẳng giới này, Việt Nam sẵn sàng đóng vai trò chủ động trong công tác chuyển đổi toàn cầu, ghi nhận công lao của phụ nữ nhiều hơn, chủ động khuyến khích phái nữ tại Việt Nam chủ động tham gia các chương trình sở hữu trí tuệ, nắm giữ những vị trí quan trọng trong công tác sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và quốc tế.