Song song với sự phát triển của thị trường, số lượng các vụ kiện liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam đang có xu hướng tăng dần lên. Nếu như trước đây, hầu như các vụ kiện về sở hữu trí tuệ là do các nước ngoài khởi kiện các công ty Việt Nam vi phạm bản quyền, sao chép hoặc làm phát sóng một cách bất hợp pháp thì thời gian gần đây, cục diện đã có sự thay đổi đáng kể. Một ví dụ điển hình cho sự thay đổi này là vụ kiện vi phạm bản quyền mang tính tầm cỡ mà công ty sản xuất truyền hình Vie Channel khởi kiện “gã khổng lồ” nghe nhạc trực tuyến Spotify tại Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Vie Channel là ai?
Vie Channel là đơn vị chuyên thiết kế và phát triển các game show nổi tiếng trên truyền hình Việt Nam như “Rap Việt”, “Người ấy là ai”, đã nộp đơn khởi kiện đối với hành vi Spotify đã trích xuất các tệp âm thanh từ các chương trình này, bao gồm 19 bản ghi từ mỗi chương trình để phát trên các nền tảng miễn phí và nền tảng yêu cầu trả phí của Spotify mà không có sự cho phép của Vie Channel. Trước khi nộp đơn khởi kiện, Vie Channel đã gửi một số thư cảnh báo đến trụ sở của Spotify tại Thụy Điển trong đó khẳng định rằng Vie Channel và Spotify không có bất kỳ mối quan hệ hợp tác kinh doanh này do đó, những hành vi này được coi là vi phạm các quyền nhân thân và quyền tài sản được bảo vệ theo pháp luật đối với hai chương trình này.
Vụ kiện giữa Vie Channel và Spotify
Trong đơn kiện của mình được nộp tại Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Vie Channel yêu cầu Spotify chấm dứt mọi hành vi xâm phạm bản quyền, xin lỗi một cách công khai, đồng thời Vie Channel đã yêu cầu họ tìm cách bồi thường thiệt hại tạm tính gần 10 tỷ đồng (433.000 USD) – một số tiền bồi thường đối với hành vi vi phạm bản quyền có giá trị lớn so với thị trường Việt Nam.
Vụ án này đã đưa ra nhiều vấn đề pháp lý đáng quan tâm cần được Tòa án giải quyết, ví dụ như việc xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam trong các vụ kiện có yếu tố nước ngoài. Đặc biệt, mặc dù bị đơn trong vụ án này “xuất hiện” tại Việt Nam thông qua các nền tảng âm nhạc trực tuyến của mình, nhưng không có hiện diện thương mại tại Việt Nam thông qua bất kỳ công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện nào. Điều gì sẽ xảy ra nếu bị đơn được triệu tập đến tòa tại Việt Nam và không xuất hiện? Tòa án sẽ áp dụng những biện pháp pháp lý nào để đảm bảo quá trình tố tụng diễn ra bình thường và quan trọng hơn là bản án được thi hành sau đó? Chúng ta có thể hình dung rằng tòa án sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề pháp lý trước khi đưa vụ án ra xét xử.
Mức bồi thường “khủng”?
Một khía cạnh khác chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của công chúng là số tiền yêu cầu bồi thường lớn chưa từng có đối với việc tranh chấp bản quyền ở Việt Nam. Mặc dù vụ kiện liên quan đến sở hữu trí tuệ, nhưng trong yêu cầu bồi thường, nguyên đơn chỉ nhắc tới Điều 589 Bộ luật Dân sự Việt Nam quy định về “thiệt hại do tài sản bị xâm phạm” thay vì đề cập các quy định cụ thể hơn về vi phạm bản quyền trong Luật sở hữu trí tuệ. Theo đó, Nguyên đơn đã yêu cầu tòa án chấp thuận số tiền từ 50 triệu đồng (2.200 USD) đến 500 triệu đồng (22.000 USD) cho mỗi hành vi xâm phạm, bao gồm tổng cộng 38 bản ghi âm (và qua đó là 38 hành vi), dựa trên phạm vi chi phí đầu tư, sản xuất và tiền bản quyền của mỗi chương trình.Mặc dù đây là một cách tiếp cận không chính thống, nhưng có thể thấy rằng đây là một hành động có chủ ý để tối đa hóa các thiệt hại được thống kê bởi trên thực tế, việc chứng minh thiệt hại về tài sản đối với bản quyền dựa trên sự sụt giảm lợi nhuận của Nguyên đơn hay lợi nhuận mà Bị đơn thu được từ hành vi vi phạm mức tối đa là rất phức tạp nên tuỳ mức thiệt hại, Toà án sẽ tuyên mức bổi thường thiệt hại nhưng không quá 500 triệu đồng.
Xu hướng mới
Quá trình xử lý vụ việc của tòa án sẽ được theo dõi chặt chẽ. Bất kể phán quyết cuối cùng là gì, hay khả năng phản ánh của vụ kiện này, ngay cả ở giai đoạn đầu, cũng có thể có sự ảnh hưởng tích cực đến hành vi của công chúng bằng cách nâng cao nhận thức về các vấn đề Luật sở hữu trí tuệ và cho công chúng cơ hội hiểu được những kiến thức cơ bản về tranh chấp bản quyền và quan điểm đối lập của các bên. Có lẽ, ở một mức độ nào đó, họ sẽ thấy nạn nhân của các vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không chỉ là những tập đoàn khổng lồ, vô danh ở nước ngoài mà họ còn có thể là những người đồng hương sáng tạo nên các tài sản trí tuệ Việt Nam mang tính độc nhất.
Vụ kiện này vẫn đang ở giai đoạn bắt đầu và khó có thể đoán được nó sẽ được giải quyết như thế nào, nhưng nó có thể là khởi nguồn cho một xu hướng mới trong các vụ kiện sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, khi mà nguyên đơn không phải lúc nào cũng là công ty nước ngoài mà có thể sẽ là các doanh nghiệp Việt Nam kiện công ty lớn tại nước ngoài.