Giá trị thương mại của thương hiệu Messi đã tăng mạnh khi anh dẫn dắt đội tuyển bóng đá quốc gia Argentina đi đến chiến thắng trong trận chung kết World Cup 2022 tại Qatar. Theo đó các nhãn hiệu của Messi đã thu hút sự chú ý rộng rãi. Mới đây, việc nhãn hiệu ‘MESSI’ do chính Messi đăng ký tại Trung Quốc bị từ chối một phần đã làm dấy lên những cuộc tranh luận sôi nổi.

Vì sao nhãn hiệu “MESSI” do chính Messi nộp lại bị từ chối một phần tại Trung Quốc?

Messi sinh ngày 24 tháng 6 năm 1987 tại Argentina. Anh đã ký hợp đồng với Câu lạc bộ bóng đá Barcelona vào năm 2004 và dần trở thành cầu thủ nổi bật của làng bóng đá thế giới khi giành được tất cả các giải thưởng danh giá mà một cầu thủ mong muốn, theo đó giá trị thương mại của nhãn hiệu Messi đã tăng mạnh trong những năm qua.

Kể từ tháng 8 năm 2007, Messi đã nộp nhiều đơn đăng ký nhãn hiệu “MESSI” tại Trung Quốc cho các loại hàng hóa hoặc dịch vụ thuộc một số nhóm như Nhóm 3, 9, 14 hoặc 16, trong đó đơn đăng ký gây ra nhiều tranh cãi là đơn đăng ký nhãn hiệu “MESSI” số 37440299 được nộp ngày 11 tháng 4 năm 2019 được chỉ định sử dụng cho hàng hóa thuộc Nhóm 25 (quần áo, giày dép và mũ nón), hiện đang ở trạng thái “đã bị từ chối và được đưa vào quá trình thẩm định lại”.

Nguyên nhân sâu xa của việc nhãn hiệu MESSI bị từ chối này có thể do có tồn tại nhãn hiệu đã được đăng ký trùng hoặc tương tự và được sử dụng cho loại cùng hàng hóa như nhãn hiệu do Messi đăng ký. Nhãn hiệu trùng lặp (đơn đăng ký Số 973175) khiến chính Messi không thể đăng ký nhãn hiệu “MESSI” của mình tại Trung Quốc đã được nộp đơn đăng ký vào ngày 24 tháng 7 năm 1995 và được chấp thuận sử dụng cho các loại hàng hóa thuộc Nhóm 25. Khi đó, Messi mới chỉ 8 tuổi và chắc chắn không nổi tiếng trên toàn thế giới như thời điểm hiện tại. Do đó, người nộp đơn nhãn hiệu Messi trước này không có ý định lợi dụng sự nổi tiếng của Messi để kinh doanh sản phẩm của mình.

Nhiều quốc gia như Trung Quốc và Việt Nam áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên hay “first-to-file” trong quá trình xây dựng các quy định pháp luật về nhãn hiệu để giúp các doanh nghiệp hay cá nhân có thể bình đẳng hơn và duy trì sự ổn định của các quyền đối với nhãn hiệu. Nói chung, đơn đăng ký được nộp sau cho nhãn hiệu trùng lặp sẽ bị từ chối.

Trong trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu của một người nổi tiếng bị từ chối bởi cơ quan quản lý nhãn hiệu, các biện pháp bổ sung có thể được thực hiện để có thể giúp nhãn hiệu được chấp nhận hoặc ngăn chặn việc bên khác sử dụng nhãn hiệu trái phép. Về cơ bản có 3 biện pháp bổ sung để từ quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích của người nổi tiếng:

1) Căn cứ vào hệ thống pháp luật hiện hành để hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu đã đăng ký với lý do nhãn hiệu không sử dụng trong 5 năm liên tiếp được, nếu nhãn hiệu đã đăng ký trước đó không được sử dụng trong 5 năm liên tiếp, có thể nộp đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu cho cơ quan có thẩm quyền;

2) Các quyền liên quan có thể được bảo đảm bằng cách thỏa thuận giữa 2 bên, cấp phép hoặc chuyển nhượng nhãn hiệu với chủ sở hữu quyền của nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ trước thông qua đàm phán kinh doanh; Và

3) Quyền lợi của bên liên quan có thể được bảo vệ một cách chủ động theo Luật cạnh tranh; có nghĩa là, nếu chủ sở hữu quyền của nhãn hiệu trước đó có hành vi không lành mạnh trong việc sử dụng nhãn hiệu thì họ có thể bị kiện về hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật. Cách tiếp cận này cũng có thể giúp người nổi tiếng thể hiện sự khác biệt giữa nhãn hiệu của chính họ và nhãn hiệu được đăng ký trước cho công chúng.