Có rất rất nhiều nhãn hiệu được đăng ký trên khắp thế giới mỗi năm. Sẽ thật không hay nếu hàng năm không có các cuộc bình chọn các nhãn hiệu nổi bật. Thông qua chúng ta sẽ thấy rằng tên của các nhãn hiệu này cực kì vui nhộn. Mình đã so sánh top 3 nhãn hiệu hài hước yêu thích dưới đây. Chỉ chọn có ba nhãn hiệu thực sự là một thách thức.

Tuy nhiên, trước khi bạn đọc, mình mong bạn không nên quá khắt khe đối với những công ty này. Thế giới đang chuyển động với vận tốc chóng mặt; chúng ta có thể dễ dàng bỏ sót một vài điều khi đang làm việc; hay khi ta tiếp tục làm công việc khác. Bên cạnh những điều mới mẻ, việc bị hiểu lầm hoặc việc bị cuốn vào việc bảo vệ sản phẩm yêu thích mà không suy nghĩ đến những vấn đề liên quan sẽ là những thiếu sót. Điều này có thể xảy ra với bất kỳ ai.

Tổ chức thịt heo Hoa Kỳ phản đối bản mô tả của sản phẩm “Thịt kỳ lân đóng hộp”

Think Geek Radiant Farms Canned Unicorn Meat | eBay
Thịt kỳ lân đóng hộp. Ảnh: Ebay

Mình nghĩ rằng dù có đọc về bao nhiêu nhãn hiệu hoặc phải tranh cãi bao nhiêu lần đi chăng nữa, nhãn hiệu này có thể mãi mãi vẫn là nhãn hiệu yêu thích của mình. Năm 2010, chủ nhân của trang web thinkgeek.com đã tạo nên một trò đùa kỳ quái vào ngày Cá tháng Tư. Họ đã tạo ra một sản phẩm hư cấu. Sản phẩm có tên là “Thịt kỳ lân đóng hộp”. Cùng với đó họ tạo nên một trang thương mại điện tử để bán sản phẩm đó. Trong mô tả của sản phẩm có câu dưới đây: “Pa tê chỉ còn là quá khứ. Kì lân –  loại thịt hảo hạng mới.”

Các luật sư của Tổ chức thịt heo Hoa Kỳ đã nộp đơn hủy và chấm dứt hiệu lực bảo hộ nhãn hiệu dài 12 trang trên cơ sở nhãn hiệu đã đăng ký là LOẠI THỊT HẢO HẠNG. Tất cả chỉ để những nỗ lực của họ không đi vào hư vô khi phát hiện ra rằng sản phẩm kia hoàn toàn không tồn tại trong thực tế. Ở một khía cạnh nào đó, thật đáng tiếc là không có phiên điều trần nào về chủ đề này. Mình rất muốn nghe những ước tính về ảnh hưởng của việc bán thịt kỳ lân đến việc bán thịt heo trên khắp nước Mỹ.

Liệu điều này có gây ảnh hưởng tới nước Mỹ?

Bài học được rút ra: khi nhìn lại thì có vẻ hiển nhiên; nhưng chúng ta nên nghiên cứu kỹ lưỡng về sự tồn tại của một sản phẩm nào đó; trước khi đưa ra bất cứ một hành động nào. Điều này có thể giúp chúng ta tránh được những tình huống xấu hổ về sau.

Nhà hàng Subway nộp đơn “hủy và chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ”

Từ “footlong” đã được sử dụng để mô tả những chiếc bánh sandwich và hotdog với độ dài khoảng 12 inch trong một thời gian khá dài. Đây là trường hợp của nhà hàng Coney Island Drive. Họ đã sử dụng từ này trong hơn 40 năm để mô tả món hotdog của họ. Vì vậy, bạn có thể tưởng tượng sự ngạc nhiên của họ khi nhận được đơn yêu cầu hủy và chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ cho từ Subway. Lá đơn nhanh chóng được rút lại, sau đó là một tuyên bố nói rõ rằng họ không có vấn đề gì với các doanh nghiệp khác khi sử dụng từ này cho món hotdog. Mặc dù người ta có thể phải xem xét liệu từ ‘footlong’ có thể được dùng phổ biến cho các loại thực phẩm mà theo nghĩa đen.

Liệu chúng dài một foot hay không?

Bài học được rút ra – một lần nữa đây là một vấn đề để nghiên cứu. Kiểm tra cẩn thận việc sử dụng nhãn hiệu bị nghi ngờ vi phạm sẽ giúp bạn rất nhiều đó.

Häagen-Dazs đưa ra yêu cầu bảo hộ đối với các từ Thụy Điển khác đang được sử dụng cho kem

Nestlé bán thương hiệu kem Häagen-Dazs với giá 4 tỷ USD
Kem Häagen-Dazs trên thị trường. Ảnh: Cafe F

Kem Häagen-Dazs đã quá nổi tiếng với thị trường thế giới. Cách tiếp thị của thương hiệu này đã đem lại nhiều thành công lớn cho công ty. Tuy thế, Häagen-Dazs vẫn thực sự không phải là một cái tên Thụy Điển. Ngay cả công ty này cũng vậy. Haagen-Daaz đã nghĩ ra một cái tên nghe có vẻ Thụy Điển. Công ty đã đầu tư rất nhiều (và hiệu quả!) vào một gói tiếp thị với chủ đề Thụy Điển.

Frusen Gladje là một loại kem cũng được sản xuất cho thị trường Mỹ. Lá đơn phản đối của công ty Haagen-Daaz bao gồm sự giống nhau trong kỹ thuật tiếp thị mặc dù tên và trang phục thương mại của cả hai sản phẩm rất khác nhau về mọi mặt. Cuối cùng, tòa án cho rằng điều mà công ty Haagen-Daaz thực sự phản đối là khái niệm tiếp thị được công ty Frusen Gladje sử dụng chứ không phải bất kỳ điểm tương tự nào giữa hai nhãn hiệu hoặc bao bì của chúng.

Khiếu nại không được chấp nhận vì bảo hộ nhãn hiệu không mở rộng sang việc bảo vệ các khái niệm tiếp thị cơ bản của bất kỳ nhãn hiệu nào.

Một bài học nữa được rút ra. Hiểu được phạm vi bảo hộ áp dụng cho thương hiệu của bạn có thể giúp tránh được việc phải nhận thất bại khi thực hiện các hành động liên quan đến thương hiệu.