Trong năm 2022, Việt Nam đã đạt được những cột mốc đáng ấn tượng về Sở hữu trí tuệ, tạo nên từ sự phối kết hợp giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các đại diện sở hữu công nghiệp uy tín, công ty luật sở hữu trí tuệ và chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Trong bài viết sau, VLIP sẽ điểm lại top 10 sự kiện Sở hữu trí tuệ nổi bật tại Việt Nam năm 2022.

Top 10 sự kiện Sở hữu trí tuệ nổi bật tại Việt Nam năm 2022, Top 10 sự kiện Sở hữu trí tuệ nổi bật tại Việt Nam, Top 10 sự kiện Sở hữu trí tuệ nổi bật , sự kiện Sở hữu trí tuệ nổi bật tại Việt Nam năm 2022, sự kiện Sở hữu trí tuệ nổi bật tại Việt Nam,
Top 10 sự kiện Sở hữu trí tuệ nổi bật tại Việt Nam năm 2022

1.     Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức họp báo đầu năm 2022

Khởi đầu năm 2022, vào sáng ngày 24/1/2022, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã tổ chức buổi gặp mặt báo chí đầu năm 2022.

Trong cuộc họp báo đầu năm 2022, Cục trưởng Đinh Hữu Phí nhấn mạnh về các thành công nổi bật của Việt Nam trong năm 2021, bất chấp ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Với sự cố gắng, hợp tác đồng lòng nhất trí của toàn thể Lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động, Cục SHTT Việt Nam đã hoàn thành được một khối lượng công việc lớn, cơ bản đáp ứng và đạt được các mục tiêu và nhiệm vụ đề ra.

Các thành tựu nổi bật trong năm 2021 có thể kể đến như:

  • Công tác xử lý đơn xác lập quyền;
  • Công tác xây dựng Luật sửa đổi Luật SHTT được thực hiện đúng tiến độ đề ra;
  • Triển khai Chiến lược SHTT quốc gia và Chương trình phát triển phát triển tài sản trí tuệ giúp nâng cao vai trò, vị thế của khoa học và công nghệ ở các Bộ, ngành và địa phương.

Đặc biệt, công tác xác lập quyền có nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể như lượng đơn đăng ký sáng chế và kiểu dáng công nghiệp nộp vào Cục năm 2021 đạt mức tăng khoảng 10% so với năm 2020. Không chỉ vậy, kết quả xử lý đơn sở hữu công nghiệp (SHCN) năm 2021 đã tiệm cận với lượng đơn nộp vào.

2.     Thay đổi về quyền tác giả, quyền liên quan đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca Việt Nam

Sau những vụ lùm xùm về việc tắt tiếng bản quyền quốc ca trong lễ chào cờ trước trận Việt Nam – Lào cuối năm 2021, ngày 15/2/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Cụ thể, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ bổ sung Điều 24a về quyền tác giả, quyền liên quan đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, Quốc kỳ, Quốc huy và Quốc ca có vị trí chính trị đặc biệt, mang tính biểu tượng quốc gia, được bảo vệ bằng biện pháp hình sự. Theo đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ Khoa học và công nghệ nghiên cứu kỹ về tính khả thi của điều khoản này, đồng thời đề ra thời gian thực hiện và ban hành bộ luật trong bối cảnh thực tiễn phong phú và cấp bách hiện nay.

3.     Cuộc họp lần thứ 66 Nhóm công tác về hợp tác sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 66)

Ngày 23 – 24 tháng 3 năm 2022 vừa qua, Cuộc họp lần thứ 66 Nhóm công tác về Hợp tác sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 66) đã được tổ chức dưới hình thức trực tuyến với sự tham dự của hơn 90 đại biểu đến từ 10 quốc gia thành viên ASEAN, Ban Thư ký ASEAN và các đối tác đối thoại của ASEAN về sở hữu trí tuệ như Nhật Bản, Australia và New Zealand, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Cơ quan Sở hữu trí tuệ châu Âu (EUIPO), Cơ quan Sáng chế châu Âu (EPO) và Hiệp hội Nhãn hiệu quốc tế (INTA).

Hội nghị trực tuyến Cuộc họp lần thứ 66 Nhóm công tác về Hợp tác sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 66) là một sự kiện tầm cỡ thế giới nhằm đánh giá, nâng cao và phát huy hiệu quả công tá sở hữu trí tuệ trong từng khu vực nói riêng và toàn thế giới nói chung.

Cuộc họp lần này có sự tham dự của hơn 90 đại biểu đến từ 10 nước thành viên ASEAN, Ban Thư ký ASEAN và các đối tác đối thoại của ASEAN về sở hữu trí tuệ như Nhật Bản, Australia và New Zealand, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Cơ quan Sở hữu trí tuệ châu Âu (EUIPO), Cơ quan Sáng chế châu Âu (EPO) và Hiệp hội Nhãn hiệu quốc tế (INTA). 

4.     Chủ đề của Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2022

Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2022 diễn ra vào ngày 26/4/2022. Đây chính là ngày các cá nhân, tổ chức hành nghề luật Sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu tài sản trí tuệ trên toàn thế giới kỷ niệm một năm đầy biến động của thế giới, về những thành tựu và khó khăn ngành Sở hữu trí tuệ đã gặp phải liên quan đến quyền Sở hữu trí tuệ. Năm nay, chủ đề chính của Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2022 chính là “Sở hữu trí tuệ và Thế hệ trẻ: Đổi mới sáng tạo vì một tương lai tốt đẹp hơn”. 

Những người trẻ tuổi là những nhà đổi mới, nhà sáng tạo và nhà doanh nghiệp của ngày mai. Bằng sự sáng tạo và khéo léo của mình, những người trẻ tuổi ở mọi khu vực đang thúc đẩy sự thay đổi và tạo ra những con đường đến một tương lai tốt đẹp hơn. Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2022 chính là ngày vinh danh thế hệ những người tạo ra sự thay đổi thú vị này cho thế giới.

5.     Quốc hội Việt Nam thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ

Ngày 16/6/2022, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ với 95,58% đại biểu tán thành.

Trong phiên biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, có 477 đại biểu tham gia biểu quyết, chiếm tỷ lệ 95,78%.

Trong số 477 đại biểu đó, 476 đại biểu tán thành tương đương với tỷ lệ 95,58%, chỉ có duy nhất 1 đại biểu không tham dự. Với kết quả trên, Quốc hội đã thông qua toàn bộ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

6.     Top 20 nhãn hiệu hàng đầu, sản phẩm Vàng Việt Nam năm 2022

Lễ Tổng kết và trao chứng nhận “Nhãn hiệu hàng đầu Việt Nam – Sản phẩm vàng, Dịch vụ vàng Việt Nam” công bố danh sách Top 20, Top 50 nhãn hiệu hàng đầu, sản phẩm Vàng Việt Nam năm 2022 đã chính thức được tổ chức tại Hà Nội ngày 16 tháng 7 năm 2022.

Năm 2022 chính là năm đột phá trở lại của doanh nghiệp Việt Nam trên khắp cả nước sau 2 năm lắng đọng bởi đại dịch Covid-19.

Để kỉ niệm thời khắc huy hoàng này, Lễ Tổng kết và trao chứng nhận “Nhãn hiệu hàng đầu Việt Nam – Sản phẩm vàng, Dịch vụ vàng Việt Nam” được thực hiện nhằm khích lệ, động viên các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đã tích cực lao động sản xuất và sáng tạo đổi mới không ngừng trong thời gian qua, bất chấp khó khăn để đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng cao.

7.     Chúc mừng kỷ niệm 40 năm thành lập Cục Sở hữu trí tuệ

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập Cục Sở hữu trí tuệ (29/7/1982 – 29/7/2022), đội ngũ luật sư thành viên của Vietnam IP Laws (Bản Quyền, Sở hữu trí tuệ vị sáng tạo và phát triển xã hội) xin gửi lời chúc mừng Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng như toàn thể đội ngũ thành viên hành nghề luật sở hữu trí tuệ nói riêng và nghề luật nói chung tại Việt Nam và quốc tế vì công cuộc xây dựng, phát triển luật sở hữu trí tuệ tại Việt Nam trong 40 năm qua.

Mong rằng trong những năm tới, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam sẽ tiếp tục dẫn dắt ngành luật sở hữu trí tuệ Việt Nam phát triển hơn nữa, trở thành một những trung tâm Sở hữu trí tuệ nổi bật tại Châu Á và thế giới.

8.     Việt Nam tham dự cuộc họp Lãnh đạo cơ quan SHTT các nước ASEAN – Hàn Quốc lần thứ 5

Từ 14 đến 16 tháng 11 năm 2022, đoàn đại biểu đến từ Cơ quan Sở hữu trí tuệ (SHTT) các nước thành viên ASEAN đã cùng tham dự Cuộc họp Lãnh đạo cơ quan SHTT các nước ASEAN – Hàn Quốc lần thứ 5 tổ chức tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Từ phía Việt Nam, Cục trưởng Đinh Hữu Phí dẫn đầu đoàn đại biểu của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Việt Nam đánh giá cao mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa khối ASEAN và Hàn Quốc trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là ở lĩnh vực Sở hữu trí tuệ được thiết lập từ năm 2018.

Chủ tịch Nhóm Công tác Hợp tác về Sở hữu trí tuệ – Cục trưởng Cơ quan SHTT Philipines và Lãnh đạo Cơ quan SHTT của 8 nước ASEAN cũng chung quan điểm với Việt Nam, thể hiện sự ghi nhận về việc hợp tác giữa ASEAN và Hàn Quốc trong thời gian qua, mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho cả hai bên.

9.     Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam Tổng Kết Công Tác Năm 2022 Và Triển Khai Nhiệm Vụ Năm 2023

Tháng cuối năm 2022, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 tại Hà Nội.

Theo báo cáo của Phó Cục trưởng Cục SHTT tại Hội nghị, trong năm 2022, mặc dù đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Việt Nam, Cục SHTT vẫn nỗ lực thúc đẩy hoạt động của mình trên hầu hết các phương diện. Con số thống kê chi tiết cho thấy rằng trong năm 2022, Cục SHTT đã:

  • Tiếp nhận được 78.480 đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) (tăng 4% so với năm 2021);
  • Cấp 43.970 văn bằng bảo hộ SHCN (tăng 12,6% so với năm 2021);
  • Số lượng đơn liên quan đến văn bằng bảo hộ (VBBH) nộp vào Cục tăng 18%;
  • Kết quả xử lý các loại đơn sau cấp VBBH tăng 10% so với năm 2021.

Các thành tựu nổi bật khác của Cục SHTT Việt Nam trong năm 2022 bao gồm:

  • Triển khai Chiến lược SHTT quốc gia và Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 giúp nâng cao vai trò, vị thế của hoạt động SHTT ở các Bộ, ngành và địa phương;  
  • Cục tiếp tục tham gia đàm phán nội dung SHTT trong các FTA;
  • Duy trì và đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế trong khuôn khổ WTO, ASEAN, APEC, WIPO và các đối tác song phương;
  • Ký Thỏa thuận hợp tác về triển khai Chiến lược SHTT quốc gia với WIPO;
  • Tham gia triển khai các Dự án do WIPO bảo trợ như: Dự án Xây dựng Mạng lưới các Trung tâm Hỗ trợ công nghệ và đổi mới sáng tạo (TISC), Dự án Xây dựng môi trường kiến tạo về SHTT (IP-HUB), Dự án Hỗ trợ các tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ SHTT, Dự án Mạng lưới trực tuyến dành cho Doanh nghiệp khởi nghiệp (EON),…
  • Hoàn thành việc xây dựng và công bố Biểu trưng CDĐL quốc gia,…

Dù đạt được nhiều kết quả tích cực, song hệ thống SHTT tại Việt Nam trong năm 2022 còn gặp nhiều vướng mắc, bất cập, không đảm bảo đầy đủ quyền lợi của các bên sở hữu quyền, đặc trưng ở hệ thống hành chính, xử lý, thẩm định đơn đăng ký, yêu cầu của các cơ quan đại diện,… vẫn còn chậm, hiệu quả thấp.

Qua đó, Cục SHTT đạt ra mục tiêu, nhiệm vụ cần đạt được trong năm 2023 bao gồm:

  • Tiếp tục hoàn thiện, trình Bộ trưởng Bộ KH&CN xem xét, phê duyệt Đề án Kiện toàn cơ cấu tổ chức và nhân lực của Cục và tổ chức triển khai Đề án sau khi được phê duyệt;
  • Tổ chức xây dựng trình các cấp có thẩm quyền ban hành các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật;
  • Tiếp tục hỗ trợ các Bộ, ngành, địa phương triển khai có hiệu quả Chiến lược SHTT quốc gia và Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030;
  • Triển khai các Kế hoạch xử lý đơn sáng chế, nhãn hiệu và khiếu nại;
  • Xây dựng và ban hành các Quy chế tiếp nhận, xử lý đơn SHCN; đẩy mạnh cải cách TTHC và xây dựng Chính phủ điện tử trong lĩnh vực SHCN và đẩy mạnh các dự án đầu tư công của Cục.
  • Chủ động tham gia đàm phán và bảo đảm thi hành có hiệu quả nội dung SHTT trong các Hiệp thương mại quốc tế;
  • Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế để tranh thủ các nguồn lực quốc tế nhằm triển khai Luật SHTT, Chiến lược SHTT quốc gia và nâng cao năng lực của Hệ thống SHTT;
  • Tăng cường hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp trong việc bảo hộ quyền SHTT ở nước ngoài.

10.  Những điểm mới đáng chú ý trong Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 tại Việt Nam

Quốc hội Việt Nam thông qua Luật số 07/2022/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 36/2009/QH12 và Luật số 42/2019/QH14 với 95,58% đại biểu tán thành. Luật số 07/2022/QH15 (“Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022”) có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2023, trừ trường hợp quy định về bảo hộ nhãn hiệu là dấu hiệu âm thanh và quy định về bảo hộ dữ liệu thử nghiệm dùng cho nông hóa phẩm. Trong bài viết sau, VLIP sẽ tổng hợp những điểm mới đáng chú ý của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 tại Việt Nam.

Chính sách 1: Đảm bảo quy định rõ về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan trong các trường hợp chuyển nhượng, chuyển giao Quyền tác giả, Quyền liên quan

Chính sách 2: Khuyến khích tạo ra, khai thác và phổ biến sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra từ nhiệm vụ KHCN sử dụng ngân sách Nhà nước

Chính sách 3: Tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp

Chính sách 4: Đảm bảo mức độ bảo hộ thỏa đáng và cân bằng trong bảo hộ quyền SHTT

Chính sách 5: Tăng cường hiệu quả hoạt động hỗ trợ về SHTT

Chính sách 6: Nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo vệ quyền SHTT

Chính sách 7: Bảo đảm thi hành đầy đủ và nghiêm túc các cam kết quốc tế của Việt Nam về bảo hộ SHTT trong quá trình hội nhập

Bài viết chi tiết về những thay đổi của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có hiệu lực trong năm 2023 có thể được xem tại đây.