6. Netflix
Logo âm thanh này đã trở nên phổ biến thông qua sự lặp lại. Phần giới thiệu đặc biệt của Netflix được phát khi bạn bắt đầu xem bất kỳ chương trình nào. Chắc chắn bạn sẽ luôn nhận ra âm thanh đó có là người trực tiếp xem hay không.
Đoạn nhạc của Netflix vô cùng ngắn nhưng bất cứ ai cũng sẽ nhận ra. Nếu nó dài hơn sẽ khiến người nghe cảm thấy khó chịu vì phải chờ đợi. Nó đặc biệt và gợi lên cảm xúc đơn giản, mỗi khi bạn nghe thấy đoạn âm thanh này, não bộ của bạn sẽ nghĩ: “Yay, Đến rồi”
7. Xbox
Tầm quan trọng ngày càng tăng cao của những logo âm thanh có thể được thấy rõ trong sự gia tăng của các hang nổi tiếng. Và Audiobrian, trụ sở tại New York là một ví dụ tuyệt vời cho điều này. Audiobrian được biết đến nhiều với việc phát triển logo âm thanh cho Xbox 360 của Microsoft. Đoạn âm thanh này được sử dụng khi khởi động bảng điều khiển. Đây thực sự là một thứ âm thanh tuyệt vời.
Theo lời của công ty: “Âm thanh này chính là sự phản ánh của Xbox 360. Bạn có thể nghe thấy năng lượng của con người, tính hai mặt, sự đa dạng về văn hóa cũng như sự phấn khích”. Điều này nghe có vẻ quá mức, những hãy lắng nghe cẩn thận và bạn sẽ đồng ý rằng âm thanh có sự đa dạng lẫn phức tạp tuyệt vời; một điều phù hợp với tầm nhìn sâu rộng đằng sau các trò chơi của Xbox.
8. T-Mobile
Khi chọn một nhà cung cấp dịch vụ về điện thoại di động, bạn nên chọn những hang uy tín và một logo âm thanh tốt. Đơn giản là bởi điều này có thể là một yếu tố quan trọng trong việc truyền tải thông điệp từ thương hiệu đó.
Trường hợp này chắc chắn đúng với T-Mobile, với logo âm thanh được sáng tác bởi Lance Massey. Đoạn nhạc hấp dẫn này gần như có thể được coi là một định nghĩa đơn giản cho từ “bắt tai”. Sự lạc quan, sáng tạo, đơn giản nhưng rất hấp dẫn được biểu lộ hoàn toàn trong đoạn nhạc. Liệu còn điều gì mà một thương hiệu có thể mong chờ hơn nữa?
9. MGM Lion
Đoạn intro này chắc chắn không còn là một hiện tượng nào xa lạ. Đoạn giới thiệu kinh điển của MGM với tiếng gầm của sư tử đã trải qua hơn một thế kỷ. Nó cũng khiến mọi khán giải thích thú với những bộ phim nổi tiếng như ‘Cuốn theo chiều gió (Gone with the Wind)’, ‘Tom và Jerrry’….
Phần giới thiệu ban đầu được tạo ra từ năm 1916 bởi giám đốc điều hành quảng cáo Howard Dietz. Tiếng sư tử gầm này lần đầu tiên ra mắt vào ngày 31-07-1928 khi công chiếu bộ phim White Shadows in the South Seas. Cho tới nay, đã có tổng cộng bảy con sư tử khác nhau. Người xem nhất định sẽ nhớ mãi về con sư tử xuất hiện trong các series Tom và Jerry.
Logo MGM cũng là một lời nhắc nhở rằng logo âm thanh không nhất thiết phải là một bản nhạc. Các ví dụ hiện đại về logo âm thanh không phải là âm nhạc bao gồm Bad Robot của JJ Abrams và Grr Arg của Mutant Enemy Production.
10. Gary Vee
Ở vị trí cuối cùng, chúng tôi không muốn gây tranh cãi khi chỉ đưa ra các công ty lớn. Những logo âm thanh này thực sự là công cụ tuyệt vời cho những ai muốn tự quảng cáo. Thời điểm từ năm 2020 trở nên sôi nổi với các hoạt động stream và podcasting, việc sử dụng những logo âm thanh sẽ mang lại những dấu ấn riêng biệt.
Trường hợp điển hình, Greg Bunbury đã chỉ ra: Gary Vee hay còn gọi là Gary Vaynerchuck luôn đi trước về xu hướng tiếp thị mới. Đáng chú ý là gần đây, ông đã hoàn toàn tham gia vào việc xây dựng thương hiệu âm thanh. Giờ đây, ông đãng thêm vào các sản phẩm video của mình những tag mới, giúp người nghe dễ truy cập hơn.
Nhấn tại đây để hiểu rõ về quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.