Ngày 16/6/2022, Quốc Hội Việt Nam đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Trong bản sửa đổi lần này có 7 nhóm chính sách lớn mà người dân, chủ sở hữu quyền cũng như cá nhân, tổ chức hành nghề luật cần phải chú ý. Tuy nhiên, dẫu được ban hành nhưng việc truyền bá Luật SHTT sửa đổi chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn. Vậy, làm thế nào để khắc phục được những khó khăn trong việc truyền bá Luật SHTT sửa đổi tại Việt Nam?

Dù được ban hành vào ngày 16/6/2022 nhưng phải đến 1/1/2023 thì Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT mới chính thức có hiệu lực. Điều đó có nghĩa là Việt Nam sẽ có 6 tháng để tuyên truyền, phổ biến những thay đổi quan trọng về Luật SHTT cho người dân để khi chính thức có hiệu lực, các thay đổi này sẽ nhanh chóng được tiếp nhận.

Dẫu rằng khoảng thời gian là tương đối nhưng theo bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt, khối lượng công việc trước mắt là ‘khá lớn’. Cụ thể là khó khăn về việc ban phát các văn bản, thông tư pháp luật hướng dẫn về các thay đổi để không tạo nên tình trạng có luật nhưng lại không có hướng dẫn thi hành, vốn là hiện trạng phổ biến tại Việt Nam.

Khó khăn và cách khắc phục trong việc truyền bá Luật SHTT sửa đổi

Các văn bản quy định chi tiết hay hướng dẫn thi hành bộ luật như các nghị định, thông tư trong từng lĩnh vực, từng vấn đề liên quan đến quy định tại Luật SHTT cần phải tiếp tục được sửa đổi, bổ sung để các cơ quan chức năng có thể áp dụng và người dân có thể chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ cũng như kiến thức cần thiết khi thực hiện thủ tục.

Mặc dù khi trình Dự án Luật, Bộ KH&CN cùng các bộ liên quan (Bộ VHTT&DL, Bộ NN&PTNT) đã dự thảo các quy định dự kiến đưa vào văn bản hướng dẫn Luật (nghị định, thông tư), tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn cần nhiều sửa đổi, bổ sung trước khi ban hành. Qua đó, khoảng thời gian 6 tháng vẫn tương đối là eo hẹp.

Thậm chí, có nhiều yếu tố đã được coi là chậm trễ trong việc đưa ra các văn bản hướng dẫn như quy định về bảo hộ nhãn hiệu là dấu hiệu âm thanh có hiệu lực thi hành từ ngày 14/1/2022 – 5 tháng trước khi Luật được thông qua.

Tuy nhiên, dẫu rằng lượng công việc là tương đối nhiều, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt tin rằng việc triển khai Luật sửa đổi, bổ sung sẽ diễn ra thuận lợi và đạt được hiệu quả cao.

Khắc phục những khó khăn trong việc triển khai và đưa Luật sửa đổi nhanh chóng vào áp dụng thực tiễn

Nhận thức được những khó khăn trong việc đưa Luật nhanh chóng vào đời sống, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết rằng sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT được Quốc hội thông qua, Bộ KH&CN sẽ phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai một số hoạt động để phổ biến, hướng dẫn thi hành Luật.

Các hoạt động này sẽ bao gồm việc tuyên truyền, phổ biến về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hội thảo, tọa đàm đến các nhóm chủ thể liên quan như cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương, các viện nghiên cứu, trường đại học, hiệp hội, doanh nghiệp,…