Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) đang nỗ lực hỗ trợ việc nâng cao khả năng tiếp cận của các hộ nông dân với các công nghệ tiên tiến nhằm mục đích tăng sinh kế và giải quyết nạn đói toàn cầu.

Tại sao các hộ nông dân nên sử dụng công nghệ trong quá trình sản xuất?

Với sự phát triển của các công nghệ mới, các hộ nông dân cũng đang dần thay đổi để khai thác các cơ hội mới nhằm tăng năng suất canh tác và phát triển bền vững.

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, các trang trại do các hộ nông dân sở hữu chiếm khoảng 4/5 diện tích đất nông nghiệp trên Trái đất và tạo ra hơn 80% tổng sản lượng lương thực toàn cầu.

Mặc dù sản xuất phần lớn sản phẩm nông nghiệp được tạo ra bởi hộ nông dân, nhưng rất nhiều hộ nông dân vẫn phải đối mặt với tình trạng đói nghèo, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển.

Theo đó, một kế hoạch hành động toàn cầu đã được thiết lập vào năm 2019 nhằm mục đích hỗ trợ các hộ nông dân trong một thế giới đang thay đổi liên tục bằng việc đẩy mạnh hỗ trợ công nghệ và thực hiện những đổi mới phù hợp để đáp ứng nhu cầu của các hộ nông dân.

Công nghệ thay đổi lĩnh vực nông nghiệp

Theo các chuyên gia, công nghệ có thể đảm bảo cả bốn khía cạnh an ninh lương thực là sự sẵn có, khả năng tiếp cận, khả năng sử dụng và sự ổn định. Ví dụ, thực phẩm biến đổi gen có thể tăng nguồn cung lương thực bằng cách đẩy nhanh quá trình tạo ra các giống hoa màu mới với sản lượng và chất lượng cao. Bên cạnh đó, những công nghệ chế biến nông sản mới còn có thể giảm thất thoát sau thu hoạch và nâng cao chất lượng sản phẩm, giúp thực phẩm có thể được sử dụng thuận tiện hơn.

Thúc đẩy hợp tác và chia sẻ tri thức

Được hỗ trợ bởi Ủy ban Khoa học và Công nghệ Phát triển Liên hợp quốc, nơi UNCTAD cung cấp hỗ trợ đáng kể, nhiều sáng kiến hợp tác Nam-Nam – từ góc độ khoa học, công nghệ và đổi mới – đang được tiến hành để tăng cường năng lực công nghệ của các nước đang phát triển.

Các nhà hoạch định chính sách cần làm gì

Để thu hẹp khoảng cách về công nghệ cho các hộ nông dân, UNCTAD kêu gọi đầu tư trên phạm vi toàn cầu vào hoạt động nghiên cứu và phát triển để giúp cho các hộ nông dân có thể dễ tiếp cận công nghệ mới hơn.

Đào tạo kỹ năng và xây dựng năng lực là chìa khóa để giúp các hộ nông dân có thể áp dụng công nghệ vào quá trình sản xuất.

UNCTAD cũng nhấn mạnh sự cần thiết của cơ sở hạ tầng chẳng hạn như thiết bị nông nghiệp, internet và cơ sở quản lý chất thải đối với các hộ nông dân đặc biệt là những người sống ở khu vực nông thôn.

Ngoài ra, thúc đẩy chuyển giao kiến thức và hợp tác quốc tế là rất quan trọng để thúc đẩy quá trình chuyển đổi toàn diện của nông nghiệp hộ gia đình, cũng như các hệ thống nông sản bền vững trên toàn thế giới.