Máy giặt mũ bảo hiểm tự động mới đây đã được nhóm sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM sáng chế nên, nhận được nhiều ý kiến trái chiều trong cộng đồng mạng. Sáng chế có công dụng như thế nào và quá trình tạo nên ra sao, có khả năng áp dụng thực tiễn hay không?

Máy giặt mũ bảo hiểm tự động là sản phẩm sáng tạo của nhóm Lê Tiến Đạt, Bình Trịnh Thắng, Sơn Xê Rây Oáte, sinh viên khoa Cơ khí Chế tạo máy, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM sau 4 tháng miệt mài nghiên cứu.

Sinh viên Bình Trịnh Thắng chia sẻ về nguyên do nảy ra ý tưởng làm nên cỗ máy này. Theo đó, ở Việt Nam và đa số các quốc gia phương Đông khác, mũ bảo hiểm gần như là công cụ thiết yếu của người dân mỗi khi di chuyển ngoài đường bởi lẽ tỉ lệ người dân sở hữu xe máy so với ô tô ở khu vực này là rất cao.

Ở Việt Nam, việc đội mũ bảo hiểm khi đi đường là tuyệt đối bắt buộc. Trong gần 2 thập kỉ nay, việc đội mũ bảo hiểm đã được người dân tuân thủ tuyệt đối, bởi lẽ theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP, hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng.

Tuy nhiên, dẫu rằng việc đội mũ bảo hiểm là lẽ sống hiển nhiên của người Việt Nam, nhưng liệu có mấy người dân thực hiện việc vệ sinh mũ, hay thậm chí có suy nghĩ về việc vệ sinh mũ?

Khác với quần áo và các vật dụng bất li thân khác, mũ bảo hiểm tuy được sử dụng ít nhất 2 ngày một lần nhưng vì nó không bốc mùi, không được sử dụng quá thường xuyên, không gắn chặt vào thân như áo hay quần, điện thoại nên việc chăm sóc chiếc mũ bảo hiểm ít được ai quan tâm.

Free photos of Electrician
Sáng chế máy giặt mũ bảo hiểm tự động

Tuy nhiên, sau những ngày mưa tầm tã với chiếc mũ bảo hiểm vắt xe máy treo ngoài trời hay khi nóng bức, mồ hôi từ da đầu túa ra quết vào chiếc mũ, người dùng sẽ dễ nổi ngứa, tạo điều kiện lí tưởng cho nấm mốc và vi khuẩn độc hại sinh sôi.

Vì những lí do trên mà sinh viên khoa Cơ khí Chế tạo máy, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đã tạo nên công cụ để vệ sinh nhanh chóng, định kì chiếc mũ bảo hiểm đơn giản và hoàn toàn tự động.

Máy giặt mũ bảo hiểm tự động

Cấu tạo của máy giặt mũ bảo hiểm tự động gồm khoang giặt mũ, mạch điều khiển, khoang nước giặt, tụ điện.

Cách sử dụng máy rất đơn giản. Khách hàng cần giặt mũ hoặc chủ sở hữu máy sẽ cho mũ bảo hiểm vào khoang, máy sẽ giặt và sấy theo lập trình cài sẵn với chế độ giặt, xả, sấy.

Thời gian giặt hoàn toàn do người dùng cài đặt tùy vào tình trạng mũ hoặc thời gian rảnh của người dùng tại thời điểm đó. Họ có thể chọn giặt nhanh, giặt chậm hay giặt vừa. Chế độ giặt nhanh nhất là 10 phút, chế độ giặt lâu nhất là 30 phút và giặt trung bình là 20 phút.

Khi đưa mũ bảo hiểm vào khoang giặt, hệ thống các ghim bằng kim loại sẽ giữ chặt mũ cố định trong khoang. Dưới áp lực mạnh của nước và dung dịch giặt tẩy, mũ sẽ được làm sạch bụi bẩn, kể cả các lớp bụi bẩn cứng đầu bám chặt vào thành hay lớp vải bên trong.

Sau đó, hệ thống phun hơi nóng sẽ được kích hoạt làm khô mũ. Mũ sau giặt có mùi thơm thoang thoảng dễ chịu, sạch bóng, không bị bong tróc các phần phụ kiện như lót nỉ hay quai mũ, quan trọng nhất là cảm giác mới, mát mẻ khi đội một chiếc mũ sạch lên đầu. Vừa an toàn vừa sạch sẽ.

Dự kiến, mỗi lần giặt, nhóm hoặc người sử dụng sẽ tính phí dưới 10.000 đồng. Tuy nhiên, với tổng chi phí dự kiến để hoàn thành một chiếc máy này khoảng 13 triệu đồng (giá thành sản xuất và thương mại hóa sẽ rẻ hơn con số này), cộng đồng mạng không khỏi lắc đầu trước tính thực tiễn của sản phẩm.

Bởi lẽ hiển nhiên gần như sẽ không có người dân nào mua sáng chế này để rửa mũ định kì. Doanh nghiệp như cửa hàng, gara bảo dưỡng xe,… có thể sẽ mua nhưng do nhu cầu hiện tại ít nên sẽ khó hoàn vốn.