Có lẽ bạn cũng sẽ ít nhất một lần nghe qua giai điệu hoặc cái tên của Baby Shark. Đây là một ca khúc thiếu nhi đình đám trên thế giới; cũng là một trong những bài hát đầu tiên không thuộc dòng nhà PoP của Hàn Quốc lọt và top Hot 100 của bảng xếp hạng Billboard. Tuy nhiên, bản quyền Baby Shark đã được khơi dậy cách đây không lâu, và đã được đưa lên trước tòa.

Ca khúc Baby Shark

Tuy đã “xuất bản” tương đối lâu, từ năm 2016, nhưng 2019 mới là cột mốc cho sự bùng nổ của Baby Shark. Bài hát đơn giản về việc một gia đình cá mập đi săn những chú cá bé hơn. Ca khúc được minh họa ngộ nghĩnh, kèm với giai điệu dễ nghe với trẻ nhỏ nên không khó lý giải sự “hot” của Baby Shark.

Phán quyết cuối cùng của tòa án cho vụ kiện bản quyền “Baby Shark”. Ảnh: soohuutritue.net
Một hình ảnh trong MV của Baby Shark. Ảnh: sohuutritue.net

Phải nói rằng, Baby Shark nổi tiếng đến mức “ám” rất nhiều bà mẹ và trẻ em, thậm chí là người vô tình để bài hát lọt vào tai. Tuy nhiên, cho tới giờ, lượng view và sự quan tâm tới Baby Shark vẫn tăng lên đều đặn, cho dù nó là một ca khúc thiếu nhi 5 tuổi đời.

Thậm chí, Baby Shark còn được “nhái lại” trên các nền tảng mạng xã hội. Trong đó có sự tham gia của nhiều người nổi tiếng như nhóm nhạc nữ Red Velvet của Hàn Quốc; cho đến người dẫn chương trình Ellen DeGeneres ở Mỹ bắt chước lại nhịp điệu.

Phán quyết về bản quyền Baby Shark

Tháng 3/2019, Johnny Only đã đệ đơn kiện lên tòa án Seoul, cho rằng Baby Shark của Hàn Quốc đã vi phạm bản quyền. Phía Johnny nhận định rằng vào năm 2011, mình đã tạo ra một phiên bản “Baby Shark” dựa trên một bài hát thiếu nhi truyền miệng. Johnny Only cho rằng SmartStudy (Studio cho ra Baby Shark) đã sao chép Baby Shark.

SmartStudy đã bác bỏ cáo buộc trên, cho rằng dù họ tái hiện lại Baby Shark đi chăng nữa, thì họ cũng không vi phạm bản quyền. Căn cứ mà nói, do Johnny đã sáng tác trên một bản nhạc truyền miệng, phiên bản của Johnny cũng đã không có bản quyền hợp lệ.

Sau những lập luận đó, Johnny đã xin rút lại đơn kiện vào tháng trước, nhưng SmartStudy không đồng ý. Ngày 23/7, tòa án Hàn Quốc bác bỏ đơn kiện của Johnny với những lập luận y hệt của phía SmartStudy; đồng thời tòa cho rằng phiên bản của Johnny Only cũng không có thêm tính sáng tạo mới.

Theo như tòa cho biết: “Ủy ban Bản quyền Hàn Quốc đã xem xét lại vụ việc và cho biết, rất khó thừa nhận rằng bài hát của nguyên đơn đã thêm một yếu tố sáng tạo mới vào bài hát truyền thống. Ngay cả khi bài hát của nguyên đơn được công nhận về tính sáng tạo như một tác phẩm mới, rất khó để công nhận bị đơn vi phạm bản quyền của nguyên đơn”.