Giống như nhiều ngành công nghiệp, âm nhạc cũng phát triển và thay đổi không ngừng. Âm nhạc phương tây vào những năm 1920 – 1970 nổi tiếng với những loại nhạc như Jazz, nhạc đồng quê,… Nếu nhạc thính phòng gắn với những người nhạc công, thì âm nhạc giai đoạn 1920 – 1970 này gắn với tầng lớp nghệ sĩ Crooners.

Best Crooners of All Time | List of Famous Crooner Singers
Crooner – những nghệ sĩ lịch lãm phía sau bản thu âm.

Crooner là gì?

Theo đúng như định nghĩa trong từ điển, đây là một từ ám chỉ những người hát các bản tình ca. Từ định nghĩa đó ta có thể suy ra được họ là những người hay hát tình ca.

Thực ra nếu bạn là một người yêu thích các giọng ca Crooner này, bạn có thể thấy các bài hát mà họ hát còn trải dài rất nhiều chủ đề. Các bài hát có thể là về tình yêu, về cuộc đời, về xã hội,… Nhưng nhìn chung các bản nhạc này đều có lời nhẹ nhàng, thơ mộng. Cách phối nhạc của các bài hát này tương đối đa dạng. Từ nhạc Jazz đầy cảm xúc, cho tới Swing sống động, cho tới các khúc Ballad nhẹ nhàng, êm ái…

Do đó không thể nói Crooner là những người chỉ hát các bản tình ca được. Điều đó sẽ đánh đồng với những nghệ sĩ “nhạc vàng” mà ta thường nghe.

Sự ra đời

Bắt đầu những năm 1920, ngành thu âm của các nước phương tây bắt đầu đi sang một trang mới. Đánh dấu là sự ra đời của chiếc microphone. Trước khi có phát minh này, các nghệ sĩ khi biểu diễn thường là những người có giọng tông cao (tenor); nhờ vào tông giọng đó, cả thính phòng mới có thể thưởng thức trọn vẹn được. Khi thu âm bằng microphone, người nghệ sĩ không cần thiết phải đẩy tông giọng lên quá cao. Thay vào đó, họ có thể tập trung luyện kỹ thuật luyến láy, đổi tông giọng. Những kỹ thuật này khiến cho bản ghi âm có thể trở nên vô cùng uyển chuyển, êm đềm.

A TRIP DOWN MEMORY LANE: THE LAST DAYS OF AL BOWLLY
Al Bowlly – Một trong những nghệ sĩ Crooner “mở đường”. Ảnh: A TRIP DOWN MEMORY LANE: THE LAST DAYS OF AL BOWLLY

Những tên tuổi Crooner đời đầu như Al Bowlly, Gene Austin, Art Gillham đều thể hiện với những bản tình ca rất êm đềm và thơ mộng. Những ca sĩ này thường thu âm cùng với mà phối nhạc của một ban nhạc; như Al Bowlly thường hay thu âm với ban của Ray Noble hoặc Fox.

Sự khác biệt trong phong cách biểu diễn này đã tạo ra trường phái âm nhạc mới. Nói đúng hơn là trường phái biểu diễn mới; nhiều người gọi những nghệ sĩ này là Crooner. Một phần vì họ thường hát những bài tình ca; phần khác là ý chỉ những người có kỹ thuật kém hơn so với kiểu hát truyền thống.

Nhiều nghệ sĩ bấy giờ chỉ trích nghệ sĩ Crooners, cho rằng đây là một sự “thoái hóa” của âm nhạc. Bởi lẽ, khi được thu âm điện tử, giọng của người nghệ sĩ có phần nào được “cải thiện”. Có lẽ họ coi rằng đó không phải một chất giọng thật, và đáng bị lên án.

Thịnh hành

Tuy có nhiều ý kiến trái chiều từ giới nghệ sĩ, Crooner và các dòng nhạc họ thu âm mau chóng trở thành biểu tượng cho âm nhạc của “kỷ nguyên vàng”. Điều này có thể lý giải bởi kỹ thuật thu âm. Để thưởng thức nhạc thính phòng, thính giả thường phải trả tiền vé khá cao; tức là nhạc thính phòng chủ yếu là dành cho những người có nhiều của cải trong xã hội. Trong khi đó, các bản thu âm bằng đĩa lại tuy đắt hơn vé; bù lại có giá trị nghe lại nhiều lần mà không phải bỏ tiền vé mỗi lần nghe. Điều này đồng nghĩa với việc nó dễ tiếp cận với nhiều giai cấp hơn.

Hơn nữa, nhạc thính phòng đã là loại nhạc chủ chốt trong một thời gian quá lâu. Nhiều thính giả không còn mấy mặn mà với dòng nhạc cổ điển này nữa. Những bản nhạc Jazz, Swing, Ballad qua chất giọng đặc trưng của Crooner bỗng nhiên lại là một món thường thức “mới lạ”.

Vào những năm 1940, Crooner trở thành những người nghệ sĩ có ảnh hưởng lớn nhất tới âm nhạc phương tây. Đa dạng trong phong cách thể hiện, chất giọng và loại nhạc, Crooner là tầng lớp được yêu thích hơn cả trong giai đoạn này. Thậm chí, không chỉ dừng lại ở các dòng nhạc dần “lỗi thời” như Jazz, Crooner vẫn có thể duy trì phong cách thể hiện ở các dòng nhạc mới hơn như Blue, nhạc đồng quê.

Chấm dứt dòng Crooner “cổ điển”

Bebop Café - The Greatest Stars of Bebop & Swing - YouTube
Jazz, Swing dần chuyển biến, Crooner cũng vậy. Ảnh: Bebop Cafe.

Những người nghe nhạc Jazz dần có xu hướng yêu thích “nghe nhạc cụ”. Các nghệ sĩ Jazz nổi lên không còn vì giọng ca nữa, mà là vì cách phối và chơi nhạc cụ. Dần dần, những Crooner, người biểu diễn bằng giọng hát bị lép vé so với các nghệ sĩ như Louis Armstrong, Chet Baker. Ở kỳ sau, cũng cùng VLIP tìm hiểu vì sao Crooner vẫn là những người nghệ sĩ có sức ảnh hưởng cả ở giai đoạn những năm 1970 nhé.

(Còn tiếp)

-Iron Castle-