Học hỏi từ các vụ kiện trong quá khứ để bảo vệ doanh nghiệp trong tương lai với những kiến thức về SHTT.

Xerox vs Apple

Năm 1979, Xerox đã mời Steve Jobs và một số kỹ sư của Apple đến thăm Công ty Nghiên cứu Palo Alto (PARC). Đây là một công ty phát triển các sản phẩm mới và sáng tạo để tạo nguồn thu cho Xerox. Trong chuyến thăm của mình, Jobs đã dùng thử chiếc máy tính cá nhân của PARC.

Chiếc máy tính này (không giống như những chiếc máy tính khác vào thời điểm đó) có một con chuột được sử dụng để di chuyển giữa các cửa sổ khác nhau với giao diện có các biểu tượng trên màn hình. Tất cả những điều này khiến Jobs khá thích thú. Thật không may, chiếc máy tính này lại không khiến Xerox cảm thấy hứng thú như vậy. Thay vì tiếp tục phát triển chiếc máy tính này, Xerox đã ngừng sản xuất chúng vào năm 1981 với lý do hoạt động thiếu hiệu quả trên thị trường.

Ngay sau đó, Jobs và đội ngũ của mình tại Apple đã bắt đầu phát triển một chiếc máy tính cá nhân với các tính năng tương tự. Năm 1983, Apple ra mắt Lisa, một chiếc máy tính có chuột và giao diện người dùng đồ họa (GUI). Máy tính này khá giống với máy tính cá nhân PARC. Do đó, Xerox đã đệ đơn kiện chống lại Apple với yêu cầu bồi thường 150 triệu đô la Mỹ vào năm 1989. Tuy nhiên, các tòa án không cho rằng đây là một vụ kiện không có minh chứng thỏa đáng và đã bác bỏ đơn kiện. Vụ việc không có giá trị pháp lý vì Xerox không thực sự sở hữu ý tưởng về chuột và GUI. Apple cũng đã phát triển giao diện của họ rất nhiều đến mức không thể gọi nó là bản sao của Xerox được nữa.

Bài học về Sở hữu Trí tuệ trong những vụ kiện trên

Có thể nhận thấy rằng trong cả ba vụ kiện trên, các quy tắc SHTT đều liên quan đến các sáng tạo một cách rất cụ thể. Trong trường hợp của Art+Com, việc sáng chế của họ đã được trình bày cho công chúng trước khi họ được cấp bằng sáng chế đã khiến vụ kiện bị bác bỏ. Với vụ việc của Mattel, người sáng tạo búp bê mặc dù là nhân viên cũ của công ty, nhưng ông đã tạo ra búp bê Bratz khi không làm việc với Mattel. Và cuối cùng, trong trường hợp của Xerox, công ty này đã không sở hữu quyền SHTT đối với con chuột vì nó là sáng chế của bên khác. Còn với GUI, những thay đổi đáng kể đã được thực hiện đối với “bản sao GUI” và GUI của Apple không còn bị coi là vi phạm nữa.

Câu chuyện của Art+Com nhắc nhở chúng ta rằng hãy luôn đảm bảo việc không bao giờ tiết lộ ý tưởng của mình cho công chúng trước khi nộp đơn xin bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Trong trường hợp của Mattel, một doanh nghiệp sẽ không sở hữu bất kỳ ý tưởng nào của nhân viên khi họ không làm việc cho doanh nghiệp. Và cuối cùng, với trường hợp của Xerox cho chúng ta biết rằng ai đó rất có thể lấy ý tưởng của doanh nghiệp và xây dựng những ý tưởng tốt hơn nếu họ để lộ những thông tin quan trọng. Việc Xerox không làm gì với ý tưởng của mình luôn là lỗi của chính họ, nếu không, họ có thể đã tạo ra một chiếc máy tính tốt hơn nhiều so với những gì Apple tạo ra sau này.

Hãy ghi nhớ những bài học này để công ty khởi nghiệp của bạn không lặp lại những sai lầm mà những công ty khổng lồ trên đã mắc phải.