Metaverse, NFT và nhiều loại hình dựa trên công nghệ blockchain sẽ tiếp tục bùng nổ trong thời gian tới. Những tranh chấp của các thương hiệu với các nghệ sĩ NFT được cho là thử thách ban đầu của thời đại số này.

Hiện tại, metaverse là xu hướng, được đánh giá có rất nhiều tiềm năng. Các doanh nghiệp đã nhận ra điều này, một số thương hiệu đã bước đầu tham gia metaverse và nhiều doanh nghiệp lớn khác cũng đã dần lên kế hoạch để dấn thân vào xu thế thực tế ảo này.

Chính vì vậy, nhiều thương hiệu lớn như hãng thời trang Hermès hay hãng Nike, đang ra sức để tìm kiếm và loại bỏ những tác phẩm NFT có liên quan đến thương hiệu của họ.

Chúng ta sẽ mặc gì trong vũ trụ Metaverse

Trang phục ảo là tương lai mà một số cá nhân trong lĩnh vực thời trang và công nghệ đang tin tưởng khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp hướng đến lời hứa của thời trang kỹ thuật số. Thậm chí, họ đặt cược rằng những bộ trang phục ảo này sẽ không chỉ dành cho các cuộc gọi meeting trực tuyến, mà có thể được “mặc” trong mọi dịp của vũ trụ metaverse.

Việc trang bị cho các nhân vật ảo không phải là điều gì quá mới mẻ, từ những năm 2000 chúng ta đã tạo ra Dollz pixel, cho đến gần đây là việc mua sắm những sản phẩm thời trang trong Animal Crossing. Ngành công nghiệp game trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện cho thời trang kỹ thuật số, trong các trò chơi như Overwatch hay Fortnite, và đã kiếm về hàng tỷ USD doanh thu.

Nhiều thương hiệu đã chọn hình thức 3D để trình diễn bộ sưu tập mới

NFT là cũng là một khái niệm đang rất hot kết hợp giữa thời trang và công nghệ. NFTs sử dụng công nghệ blockchain để xác minh quyền sở hữu tài sản kỹ thuật số, cho phép người chơi kiếm tiền từ thời trang kỹ thuật số rộng rãi hơn. Vào mùa thu năm nay, bộ sưu tập NFT của Dolce & Gabbana đã được bán hết với giá 6 triệu USD.

Karinna Grant, đồng sáng lập nền tảng thời trang NFT The Dematerialized với Marjorie Hernandez, cho biết: “Các thương hiệu thời trang nhận ra rằng họ phải tạo ra các không gian trưng bày kỹ thuật số và trình diễn thời trang trên các nền tảng online để bán các sản phẩm vào năm 2020. Do đó, người tiêu dùng đã được tiếp xúc với những hình thức mới để xem quần áo dưới dạng kỹ thuật số.

NFT bùng nổ, nhiều kẽ hở bản quyền xuất hiện

Khi NFT phổ biến, nhiều vấn đề liên quan đến bản quyền cũng xuất hiện, cho thấy nhiều kẽ hở pháp lý trong loại hình nghệ thuật mới nổi này.

Nike kiện nền tảng mua sắm Stockx

Mới đây, thương hiệu giày thể thao nổi tiếng Nike đã chính thức gia nhập cuộc chiến “NFT được cấp phép” với việc đưa nền tảng mua sắm trực tuyến StockX ra tòa vì vi phạm nhãn hiệu hoặc bán giày thể thao NFT không có giấy phép. StockX là một đại lý bán lẻ trực tuyến được ước tính trị giá 3,8 tỷ đô la, hiện những đôi giày thể thao NFT đang bị tranh chấp này vẫn còn trực tuyến.

Nike tuyên bố NFT là một cách để các thương hiệu tương tác với khách hàng của họ, nhưng một số người chơi trên thị trường đang cố gắng “chiếm đoạt thiện chí của một số thương hiệu nổi tiếng nhất trên thế giới và sử dụng các thương hiệu đó mà không được phép để tiếp thị sản phẩm ảo của họ và tạo ra lợi nhuận bất chính“.

Theo báo cáo của Reuters, Nike đã đệ đơn kiện người bán lại lên tòa án Liên bang New York, yêu cầu một khoản tiền bồi thường thiệt hại không được tiết lộ và ngừng bán những món đồ sưu tầm ảo như vậy. StockX được cho là đã bắt đầu bán NFT cho giày thể thao của Nike vào tháng 1 và hứa với người mua rằng họ có thể đổi phiên bản thế giới thực của đôi giày này trong tương lai gần.

Nike trong đơn khiếu nại dài 50 trang của mình tuyên bố StockX đã bán gần 500 đôi giày thể thao NFT với thương hiệu Nike, điều này đã làm giảm uy tín và tính hợp pháp của họ. Thương hiệu đóng giày cũng cáo buộc giày thể thao NFT đã được bán với giá quá cao với “điều khoản mua và sở hữu rất mờ ám.”

Nhà sản xuất giày chuẩn bị ra mắt bộ sưu tập NFTs của riêng mình vào cuối tháng này cùng với studio nghệ thuật RTFKT mới được mua lại gần đây. Sự phổ biến của NFT đã khiến nó trở thành công cụ tiếp thị và PR chính cho các thương hiệu và người nổi tiếng. Với bất kỳ trường hợp sử dụng phổ biến nào trong thế giới phi tập trung, các NFT đã đạt đến điểm khai thác.

Trường hợp của Nike là một vụ kiện thương mại trực tiếp, vì StockX chưa bao giờ tuyên bố NFT của họ là một hình thức nghệ thuật. Nhưng vẫn còn phải xem luật về nhãn hiệu được duy trì như thế nào trong lĩnh vực kỹ thuật số. “Mức độ của những biện pháp bảo vệ này trong thế giới kỹ thuật số cũng như những biện pháp xử lý thế nào vẫn chưa được khám phá”, luật sư Danielle Garno viết trong một báo cáo tóm tắt cho Lexology.

Tháng trước, thương hiệu xa xỉ Pháp – Hermés cũng đã khởi kiện một người làm trong lĩnh vực sáng tạo Mason Rothschild qua cáo buộc “xâm phạm thương hiệu” khi bán những chiếc túi ảo mang tên gọi ‘Metabirkins’.

Theo Luật sư Annabelle Gauberti, từ công ty Crefovi, cho biết trường hợp của Hermès có thể đi theo hai hướng khác nhau. Mason Rothschild đã lập luận rằng ông được bảo vệ bởi Tu chính án 1 Hiến pháp Hoa Kỳ với tư cách là một nghệ sĩ, điều này thường có giá trị tại các tòa án Hoa Kỳ.

Trong phản hồi của mình với Hermès, được công bố trên Twitter, Rothschild đã so sánh MetaBirkins của mình với tác phẩm hộp súp Campbell của Andy Warhol. “Việc tôi bán tác phẩm nghệ thuật bằng cách sử dụng NFT không thay đổi sự thật rằng đó là tác phẩm nghệ thuật”, anh viết trong một phản hồi đăng trên Twitter.

Tuy nhiên, Edward Lee của Đại học Luật Chicago-Kent chia sẻ với Bloomberg Law rằng, sự so sánh Warhol không chuẩn xác vì công ty Campbell Soup không bao giờ có khả năng tham gia vào lĩnh vực kinh doanh tranh ảnh, trong khi Hermes có thể tạo ra các NFT của riêng mình.

Công nghệ này cũng có thể gây nhầm lẫn, vì NFT thực sự chỉ là chứng nhận quyền sở hữu, chứ không phải là bản thân nó.

Hermès đã yêu cầu Rothschild loại bỏ và phá hủy MetaBirkins của anh ta, và ít nhất một nền tảng NFT, OpenSea, đã đồng ý xóa chúng. Nhưng Gauberti cho biết việc thực thi luật trực tuyến là rất khó.

“Ngay cả khi các vụ kiện thành công, bạn sẽ làm thế nào để truy tìm người đã mua món đồ đó hoặc ngăn chúng được bán trên các cuộc đấu giá thứ cấp? Đó là điều khó nói về mặt thực thi trực tuyến”. Lựa chọn tốt nhất là để các thương hiệu đi trước những kẻ sao chép và thống trị không gian với các NFT “chính thức”.

Cần có các cơ chế pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Thời đại số đã đến, metaverse, NFT và nhiều loại hình dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain) sẽ tiếp tục bùng nổ trong thời gian tới. Những tranh chấp của các thương hiệu Hermès hay Olive Garden với các nghệ sĩ NFT được cho là thử thách ban đầu của thời đại số này.

Giáo sư Kal Raustiala, chuyên nghiên cứu quyền sở hữu trí tuệ tại Trường Luật – Viện Đại học California tại L.A (Hoa Kỳ), nhận định luật truyền thống sẽ có lợi với những nghệ sĩ như Rothschild. Tuy nhiên, các quy định, quy chuẩn trước đây cần được thay đổi ngay khi các vụ tranh chấp liên quan đến NFT xuất hiện.