Nói một cách đơn giản, việc đăng ký nhãn hiệu sẽ đảm bảo rằng người khác không thể sử dụng trái phép ý tưởng hoặc cụm từ gốc của chủ sở hữu nhãn hiệu. Mặc dù vậy, các quy tắc về những đối tượng có thể và không thể được đăng ký làm nhãn hiệu không hẳn là rõ ràng.

Thông thường, nhãn hiệu được sử dụng cho các sản phẩm cụ thể, và đối với người nổi tiếng, nhãn hiệu thường được sử dụng để ngăn chặn việc bán hàng giả, chẳng hạn như những sản phẩm quần áo có chữ viết, khẩu hiệu hoặc tên liên quan đến người nổi tiếng. Đáng chú ý, đăng ký nhãn hiệu không phải là một hoạt động khá dễ dàng, nhưng để nhãn hiệu được chấp nhận và vượt qua các yêu cầu phản đối lại là một quá trình khó khăn và kéo dài. Bên cạnh đó, khi đã đăng ký nhãn hiệu thành công, chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ phải sử dụng và gia hạn để duy trì tính hiệu lực nhãn hiệu.

Taylor Swift và nhãn hiệu 3 con mèo

Vào năm 2019, Taylor Swift đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho tên ba chú mèo của cô, “Meredith, Olivia & Benjamin Swift” để sử dụng trên các sản phẩm hàng hóa.

Chú mèo đầu tiên là Benjamin Button (giống như nhân vật chính trong bộ phim “The Curious Case of Benjamin Button”). Swift gặp Benjamin Button lần đầu khi quay video âm nhạc “Me!”, cô ngay lập tức yêu quý chú và quyết định nhận nuôi chú mèo này.

2 Chú mèo này tiếp theo của cô ca sĩ được đặt theo tên các nhân vật truyền hình – Meredith Grey (từ “Grey’s Anatomy”) và Olivia Benson (từ “Law & Order: SVU”).

Trước đây, Swift cũng đã từng thử đăng ký nhãn hiệu cho lời bài hát từ một số bài hát của mình như “This sick beat” từ đĩa đơn “Shake It Off” và “Nice to meet you. Where you been?” từ bài hát “Blank Space”.

“Kimono” của Kim Kardashian

Trong năm 2019, Kim Kardashian đã bị cáo buộc lạm dụng văn hóa sau khi chia sẻ hình ảnh đầu tiên về dòng sản phẩm nội y mang tên Kimono – một cách chơi chữ với cái tên của cô Kim và trang phục truyền thống Nhật Bản.

Có một số phản đối khi nhãn hiệu Kimono Intimates được đăng ký lần đầu vào năm 2018, nhưng cô Kim sau đó đã thực sự làm bùng nổ các cuộc tranh cãi khi ra mắt sản phẩm với nhãn hiệu trên vào tháng 6 năm 2019, gián tiếp tạo nên hashtag #KimOhNo trên Twitter.

Sau sự phản đối từ nhiều phía, cô Kim đã tuyên bố rằng cô có “sự tôn trọng sâu sắc đối với ý nghĩa của kimono trong văn hóa Nhật Bản” và không có kế hoạch sản xuất bất kỳ trang phục nào giống hoặc làm mất uy tín của trang phục truyền thống. Cô Kim cũng chia sẻ rằng, việc đăng ký nhãn hiệu để nhận biết nguồn gốc sản phẩm sẽ cho phép cô sử dụng từ này cho dòng sản phẩm nội y của mình nhưng không ngăn chặn hoặc hạn chế bất kỳ ai, trong trường hợp này, khỏi việc làm kimono hoặc sử dụng từ kimono cho trang phục truyền thống.

Khoảng một tháng sau đó, vào tháng 7 năm 2019, Kardashian đã thông báo đổi tên dòng sản phẩm nội y của mình thành SKIMS.

Kế hoạch đăng ký nhãn hiệu “God’s Plan” của Drake

Vào mùa hè năm 2018, Drake đã đăng ký nhãn hiệu cho cụm từ “God’s Plan,” đây là bài hát nổi bật trong album “Scorpion” của nam rapper. Drake có kế hoạch sử dụng nhãn hiệu cho quần áo, các loại hàng hóa và một chương trình trò chơi truyền hình.

Vài ngày sau đó, người dẫn chương trình Stephen Colbert đã phê phán nỗ lực của Drake để “sở hữu” cụm từ tôn giáo phổ biến và hỏi Drake liệu Chúa có đồng ý cho anh đăng ký nhãn hiệu đó hay không.

Cardi B “Okurrr”

Vào tháng 3 năm 2019, Cardi B đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho cả từ “Okurrr” và “Okurr”, những fan của nữ rapper nói riêng hay người nghe nhạc rap nói chung cũng chẳng còn xa lạ gì với cụm từ này.

Theo đơn đăng ký, nhãn hiệu này chủ yếu được sử dụng cho các sản phẩm quần áo. Nhưng ngay sau khi nữ rapper nộp đơn, đã có nhiều người phản đối với lý do cô không phải là chủ sở hữu đích thực của phiên bản “OK” kéo dài này.

Theo một số người, cụm từ trên lần đầu tiên trở nên phổ biến thông qua nữ diễn viên nhạc kịch Broadway Laura Bell Bundy, nhưng Bundy thậm chí cũng nói rằng cô đã được nghe cụm từ này lần đầu tiên ở phía sau sân khấu của buổi diễn “Legally Blonde”.

Cardi B cũng chia sẻ rằng cô đã “nghiện” cụm từ này từ chương trình “The Kardashians”, nhưng điều này không thể ngăn cản cô tiếp tục việc đăng ký nhãn hiệu. Không may, đơn đăng ký của cô đã bị từ chối vào tháng 7 cùng năm.

Donald Trump và nhãn hiệu “You’re fired!”

Khi thực hiện chương trình “The Apprentice”, Donald Trump đã trở nên nổi tiếng với câu nói bạn đã bị sa thải. Nhưng khi ông cố gắng đăng ký nhãn hiệu cho cụm từ này vào năm 2004 cho trò chơi, quần áo và “dịch vụ sòng bạc”, ông lại bị từ chối.

Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ cho rằng cụm từ này quá giống với nhãn hiệu của một trò chơi giáo dục dành cho học sinh trung học có tên “You’re Hired!”.

Mặc dù không đăng ký được nhãn hiệu “You’re fired!”, Donald Trump vẫn sở hữu hơn 100 nhãn hiệu đang hoạt động, bao gồm “Fifth Avenue” và “Trump Tower”.