Tình hình chung

Kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát ở Việt Nam, mọi lĩnh vực trong sản xuất, mua bán hàng hóa thông thường đều chịu ảnh hưởng mạnh. Covid -19 cũng khiến cho nền kinh tế nước nhà đi vào bế tắc. Tuy nhiên, như “một bông hoa nở rộ giữa cánh rừng”, thương mại điện tử (TMDT) lại có bước phát triển lớn mạnh và được xem là cứu cánh cho các nhà bán lẻ. Sự tiện lợi trong ngành đã giúp bù đắp một phần vào nguy cơ sụt giảm doanh số.

Thương mại điện tử có bước phát triển mạnh trong thời dịch Covid-19. Ảnh: Brands Vietnam

Chỉ với một cài cú click chuột, người mua hoàn toàn có thể sở hữu một sản phẩm riêng. Nhờ đó, xu hướng mua hàng của người tiêu dùng đã có bước thay đổi đáng kể. Nếu không nói đến giá cả giống như ở ngoài siêu thị hay các cửa hàng, thương mại điện tử có một một ưu thế hơn hẳn so với các dịch vụ khác, đó là ưu thế giao hàng.

Con số biết nói

Một trong những ngành chiếm vị thế cao trong mùa dịch là chăm sóc sức khỏe. Nhu cầu tìm mua khẩu trang và cồn rửa tay của người dân có sự biến động lớn. Cụ thể, trong tháng 2 tỷ lệ mua hàng trên mạng tăng lên tới 610% và 680% so với tháng 1 (theo dữ liệu của iPrice Group). Bên cạnh đó, nhu cầu về thực phẩm, đồ uống hay thiết bị điện tử cũng trở cần thiết. Và để đáp ứng nhu cầu này, các siêu thị, cửa hàng tạp hóa… đã đẩy mạnh kinh doanh online thông qua các trang mạng xã hội facebook, zalo hay các website khác…kết hợp với nhiều ưu đãi.

Vào ngày 15-5-2020, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng đã ký Quyết định 645 phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 – 2025. Theo đó, mục tiêu đến năm 2025 là 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, với giá trị mua hàng hóa và dịch vụ trực tuyến đạt trung bình 600 USD/người/năm. Từ đó cho thấy, Chính phủ đã rất đề cao vai trò của xu hướng thương mại điện tử.

Mặt tiêu cực của thương mại điện tử

Mặt tích cực của thương mại điện tử đã thể hiện rất rõ, nhưng xu hướng này cũng lộ rõ ra nhưng khuyết điểm khiến người mua không khỏi tức tối. Nếu không được chấn chỉnh một cách nghiêm khắc có thể dẫn đến sự sụp đổ của TMDT. Đó là tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng hay hàng khác so với những gì được quảng cáo….Chính điều này, người tiêu dùng càng cảm thấy mất niềm tin vào mua hàng online. Ví dụ đơn giản nhất là các trang thương mại điện tử Lazada, Tiki, Shopee.

Tình hình Covid-19 khiến việc mua hàng trực tuyến ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, số đơn từ khiếu nại về dịch vụ, sản phẩm cũng gia tăng theo tỷ lệ thuận. Cụ thể, từ đầu năm 2020 đến nay, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Tiền Giang đã nhận 33 đơn thư khiếu nại về việc mua hàng qua mạng xã hội; số đơn chủ yếu đề cập đến vấn đề hàng không đúng như quảng cáo. Hội đã xác minh, lập biên bản yêu cầu bưu cục ngưng chuyển trả tiền cho người bán và đề nghị bưu cục gốc trả lại hàng, trả lại tiền cho người tiêu dùng. Tổng giá trị hàng hóa theo đó đã đạt tới con số gần 30 triệu đồng.

Kết thúc

TMDT có thể coi là lĩnh vực phát triển sôi động nhất trong thị trường kinh tế số Việt Nam. Ngành đang trở thành một công cụ không thể thiếu đối với doanh nghiệp để mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh. Tuy nhiên, chúng ta cần đặt ra câu hỏi về xu hướng về thương mại điện tử. Nếu muốn phát triển bền vững phải đi kèm với chất lượng và độ uy tín với khách hàng. Điều trước mắt không phải là gia tăng số lượng sản phẩm; mà cần tập trung vào phương thức duy trì mong muốn của người tiêu dùng khi mua sắm online.

-Lootnep-